Dù là quay phim chuyên nghiệp hay nghiệp dư, bạn cũng nên chú ý những nguyên tắc và bí quyết sau để cải thiện trình độ của mình.
1. Tận dụng bù sáng và các chế độ cảnh:
Khi quay với ánh sáng ngược, nên dùng chế độ "backlight" để bù sáng cho khuôn mặt nhân vật không bị tối.
2. Sử dụng focus tay
Để nhấn mạnh điểm nổi bật cho chủ đề. Trước khi focus, chyển máy sang chế độ Manual Focus.
3. Nên thay đổi góc máy:
Tùy với nhân vật và phong cảnh. Khi quay trẻ con, những vật tầm thấp, nên quay ngang tầm chiều cao với chúng, thi thoảng đổi sang góc nghiêng để video được sinh động hơn.
4. Cân chỉnh White Balance
Với chế độ Auto, máy cân chỉnh tự động rất hiệu quả, nhưng để chính xác hơn thì ta nên dùng tay để cân chỉnh. Có thể tùy chọn những chế độ như sau sao cho phù hợp với công việc và yêu cầu:
- Outdoor: Quay ngoài trời, cảnh đêm, mặt trời mọc/lặn, dưới ánh đèn neon, pháo bông.
- Indoor: Quay trong nhà với ánh đèn dây tóc, đèn máy quay phim.
One Push: cân chỉnh WB với tờ giấy trắng trong môi trường muốn quay, chỉ cần kiếm một tờ giấy trắng, một miếng vải trắng, không nhăn, không rách và phải sạch sẽ, đặt trước ống kính máy ảnh và nhấn One Push, khi đó máy sẽ tự động cân chỉnh WB.
5. Night Shot & Supper Night Shot
Khi quay ban đêm, ta sử dụng 2 chức năng trên khiến cho hình ảnh không được đẹp mắt lắm, do đó ta nên chọn Pict.Effect để quay dưới hiệu ứng trắng đen hay màu phim xưa thì sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Những lưu ý mà chúng ta không thể quên trong quay ohim:
- Cầm máy chắc chắn trên tay: đây là 1 nguyên tắc muôn thuở, nếu bị rung tay hay run tay sẽ khiến ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Nếu không chắc chắn, hãy sử dụng chân máy để có những thao tác "mượt hơn".
- Các kiểu quay khi cầm máy: có 4 góc độ cơ bản trong quay phim đó là quay vừa tầm mắt, đưa máy xuống thấp, quay từ trên cao xuống và quay thẳng vào đối phương.
- Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy: cần xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy, vì khi sử dụng chân máy, góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa.
- Không tham lam góc máy: không nên quay quá nhiều những nhân vật không liên quan, dễ bị nhàm chán, dài dòng và người xem khó có thể nhận biết thông điệp video của bạn là gì. Hãy quay có kịch bản, có nội dung, đừng quay lan man mà hãy tập trung vào chủ thể.
- Khi quay đối tượng đang di chuyển: không nên đặt chủ thể vào chính giữa khung hình, hãy để đối tượng ở 2/3 khung hình. Còn nếu đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm khuôn hình.
Chúc các bạn thành công!