Những dãy kệ xếp chồng lên nhau, chiếc bảng đen vẫn còn nguyên bài giảng, bãi ô tô không một bóng người qua lại… tất cả vẫn không hề thay đổi mà chỉ phủ lên một màu lạnh lẽo sau 4 năm xảy ra thảm hoạ hạt nhân Fukushima.
Đó là những hình ảnh đầy ám ảnh của các thị trấn ma bị bỏ lại phía sau và dần trôi vào quên lãng sau 4 năm xảy ra vụ rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong thảm hoạ kép nhấn chìm Nhật Bản ngày 11/3/2011.
Đặt chân đến “vùng đất chết”, nhiếp ảnh gia Ba Lan Arkadiusz Podniesinski đã tìm thấy một thế giới bị thời gian đóng băng đầy ảm đạm và lạnh lẽo. Arkadiusz vừa công bố những bức ảnh ghi lại những cảnh hoang tàn và đổ nát mà khi nhìn vào, người xem không khỏi rùng mình về nơi không có bóng dáng của sự sống.
Mạng nhện giăng đầy bên trong một siêu thị ở Fukushima.
Những dòng chữ nguệch ngoạc trên tấm bảng vẫn còn nguyên sau 4 năm xảy ra thảm hoạ.
Hoang tàn và đổ nát là những gì quen thuộc ở Fukushima.
Cỏ dại um tùm, mọc cao hơn cả những chiếc xe hơi đậu từ 4 năm trước.
Khung cảnh tan hoang bên trong một cửa hàng truyện tranh.
Khu vui chơi giải trí nhộn nhịp năm xưa giờ đã không còn một bóng người.
Nền nhà trong phòng chơi bóng rổ bị sụt lún và phủ đầy bụi.
... tất cả đều bị bỏ lại và lãng quên ở các thị trấn ma.
Một chiếc xe máy dựng bên vệ đường mọc đầy cỏ dại...
...hay nhà hàng nhộn nhịp bốn năm trở về trước...
Chất phóng xạ vẫn còn tồn tại trong không khí sau 4 năm xảy ra sự cố rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Dù động đất và sóng thần là nguyên nhân gây ra thảm họa hạt nhân nhưng Podniesinski cho rằng, chúng không phải là lí do chính yếu: “Con người mới là yếu tố chính khiến thảm họa hạt nhân ở nhà máy Fukushima Daiichi xảy ra. Mọi chuyện lẽ ra đã được nhìn thấy và phòng tránh từ trước”
Những túi ni lông lớn chứa đất và lá cây nhiễm phóng xạ tại kho chứa tạm thời ở một thị trấn ma.
Không lâu sau thảm họa, những con bò ở đây bắt đầu có những vết đốm trắng kì lạ trên da. Một chủ trang trại cho rằng chúng đã ăn phải cỏ chứa phóng xạ. Ông ta đã cố gắng tuyên truyền về vụ việc, liên hệ với báo chí, lên án trước Quốc hội và thậm chí là mang một con bò để làm chứng. Thật không may, ngoại trừ việc hỗ trợ chút ít tài chính và kiểm tra máu của những con bò, chẳng đơn vị nào bỏ tiền ra để tiến hành những thử nghiệm sâu hơn.
Tổng hợp