Công nghệ hiện đại ngày nay đã biến những thiết bị di động cồng kềnh và thô kệch ngày xưa trở nên nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Kể từ khi xuất hiện công nghệ vi mạch và vi chip, nhiều thiết bị di động của con người đã được phát triển theo chiều hướng nhỏ gọn hơn.
Cho tới nay, khi mà công nghệ nano đang bắt đầu có những bước đà phát triển mạnh mẽ thì nó cũng đặt ra những thách thức và triển vọng mới cho con người trong việc chế tạo ra các thiết bị càng ngày càng nhỏ hơn, thậm chí có thể được ứng dụng trên cơ thể người.
Đối với nhiều người dùng hiện nay ắt hẳn đã quá quen với hình dáng của những chiếc di động hay những chiếc laptop, PC có kích thước nhỏ gọn nhưng đầy đủ mọi chức năng từ nghe nhạc, xem video tới kết nối không dây,... Nhưng để có được những thành quả như ngày nay đó là cả một quá trình nỗ lực và lột xác của ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị di động.
Vậy chúng ta hãy cùng xem sự lột xác ấy đã giúp thế giới ngày nay trở nên "di động" hơn như thế nào:
Trở lại vào năm 1979, ổ cứng thời điểm đó chỉ có dung lượng khoảng 250MB nhưng bây giờ...
Ổ cứng ngày nay đã được thu gọn lại thành những ổ đĩa flash có dung lượng cao thậm chí lên tới 1 TB, cao hơn gấp ngàn lần so với những ổ đĩa ngày xưa.
Loa di động ngày xưa có kích thước ngang bằng một chiếc TV với những cục pin lớn và cuộn băng phát nhạc rườm rà.
Loa di động ngày nay có thể dễ dàng kết nối từ xa thông qua kết nối Bluetooth hoặc kết nối USB và thẻ nhớ để phát nhạc. Điều quan trọng nhất là kích thước vô cùng nhỏ gọn giúp người dùng dễ dàng mang đi khắp nơi.
Camera ngày xưa sẽ cần một cuộn băng lớn và phải vác trên vai để giữ cân bằng.
Camera ngày nay có thể nhỏ gọn như một chiếc hộp cầm trên tay và mang đi mọi nơi. Đơn cử như chiếc camera hành trình GoPro.
Điện thoại di động ngày xưa có kích thước rất lớn và chưa đạt được độ thẩm mỹ cao. Trong ảnh là chiếc điện thoại di động đầu tiên được ra đời vào năm 1973.
Điện thoai di động ngày nay không những ngày càng nhỏ gọn hơn mà còn đa dạng các chức năng giống như một cỗ máy tổng hợp của máy tính, TV, máy nghe nhạc,...
Bộ nhớ RAM ngày xưa là một cỗ máy dạng ống. Trong ảnh là William Tube, đây là phiên bản đầu của RAM máy tính vào năm 1946.
Bộ nhớ RAM ngày nay có thể được tích hợp vào trong các thiết bị di động một cách dễ dàng với dung lượng lớn.
TV ngày xưa hầu hết đều có trọng lượng lớn, tiêu tốn nhiều điện năng với màn hình CRT. Tuy nhiên đó là mơ ước một thời của rất nhiều người.
TV ngày nay đa dạng hơn cả về chủng loại lẫn mẫu mã. Không chỉ có độ phận giải đã chạm ngưỡng 4K, TV ngày nay còn có thể kết nối Internet dễ dàng, tiêu thụ ít điện năng và thông minh hơn.
Laptop ngày xưa khá thô sơ và sử dụng nhiều linh kiện đơn giản. Đơn cử như chiếc MacBook 100 của Apple trong hình.
Laptop ngày nay mà ví dụ là chiếc MacBook Air của Apple ngày nay không chỉ có kích thước siêu mỏng mà còn mang trong mình sức mạnh xử lý đáng kinh ngạc.
Máy nghe nhạc di động trong thập niên 80 của thế kỷ 20 thực sự khá cồng kềnh với những cuốn băng và pin dự trữ.
Máy nghe nhạc di động ngày nay đều có thể phát âm thanh định dạng chất lượng cao và hầu như tất cả thiết bị đều sử dụng ổ SSD để lưu trữ cho thời lượng pin tốt và ổn định hơn.
Máy tính ngày xưa có kích thước khổng lồ ngang với những siêu máy tính hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên thời điểm đó, chúng chỉ là những máy tính thông thường. Trong ảnh là máy tính đầu tiên EDSAC được chế tạo tại Anh vào năm 1946 có thể xử lý được các phép tính cơ bản.
Máy tính ngày nay đều có mặt trong mọi gia đình, gọn nhẹ hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với máy tính gày xưa.
Những chiếc máy tính cầm tay ngày xưa ví dụ như chiếc ELKA 22 ra mắt từ năm 1965 với màn hình kỹ thuật số.
Máy tính xách tay ngày nay gọn nhẹ hơn, thời lượng pin sử dụng lâu dài và thậm chí có thể được tích hợp ngay trong các thiết bị di động như điện thoại hoặc laptop.
Màn hình máy tính ngày xưa hầu như là màn hình CRT cũ kỹ khá nặng và hay gặp nhiều vấn đề với màn hình.
Màn hình máy tính ngày nay ngày càng mỏng hơn, khả năng hiển thị sắc nét thậm chí lên tới 5K.
Tổng hợp