Chuyên mục : Bố cục nhiếp ảnh
Tổng hợp các bố cục trong nhiếp ảnh
Nhiếp ảnh gia Nat Eliason đã tổng hợp và rút ra các mẹo về bố cục mà anh thấy hay và hữu ích. Anh thực hành, kết hợp các kiến thức này vào ảnh của riêng mình.
1. Tạo ánh sáng ấn tượng bằng cách cắt ngang mặt trời
Khi ta chụp và kê mặt trời vào đâu đó, ví dụ có một cạnh cắt qua mặt trời, hoặc mặt trời mọc ngay trên một đường ngang hoặc đường chéo trong bức ảnh, ta sẽ có ánh sáng rất ấn tượng.
2. Chụp phong cách bóng đen ngược sáng
Một hình người đứng ngược sáng theo phong cách silhouette sẽ tạo bóng đen trong nền trời sáng tương phản trông sẽ khá thú vị, lạ mắt.
3. Bố cục bầu trời rộng lớn
Bố cục này ta kết hợp cảnh nền chính là bầu trời rộng lớn, hoặc có phần lớn là bầu trời, chiếm tới 2/3 khung hình. Nó tạo tấm ảnh thoáng đãng, rộng rãi không bị tù túng.
4. Các hình khối riêng biệt
Sử dụng nhiều vật thể hình khối hoàn toàn khác nhau, riêng biệt, được đặt hài hòa trong khung hình. Bố cục này thường dùng trong chụp sản phẩm.
5. Bố cục lấp đầy khung hình
Sắp xếp các chủ thể lấp đầy mọi vị trí trong khung hình, đặc biệt hay sử dụng với chụp món ăn, sản phẩm.
6. Bố cục lệch tâm
Bố cục 1/3 và 2/3 là các bố cục kinh điển và an toàn để tránh bố cục giữa tâm nhàm chán.
7. Chiaroscuro (tương phản sáng & tối)
Đây là kiểu bố cục ấn tượng bằng cách tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối khi tận dụng ánh nắng mặt trời và bóng râm.
8. Bố cục tạo cảm giác mẫu đang tiến vào trong khung hình
Đây là kiểu bố cục tạo cảnh cho một đối tượng đang đi vào phía khung sẵn có trong ảnh ví dụ như một mảng bóng râm, hoặc hướng di chuyển của chủ thể vào vùng đó.
9. Chủ thể nhỏ bé tương phản trong phong cảnh rộng lớn
Đặt một nhân vật vào trong cảnh nền với trước mặt là khoảng không bao la rộng lớn sẽ đưa cho người xem cảm giác kỳ vĩ và đạt hiệu ứng tương phản rõ rệt.
10. Chụp bóng đổ
Nếu biết cách tìm góc chụp thì bạn có thể có những bức ảnh chụp bóng đổ rất đặc sắc tạo nên những hiệu ứng ảo giác thú vị.
11. Phản chiếu
Phản chiếu cũng là cách bố cục ý tưởng rất hay, mà bạn có thể tận dung mọi mặt phẳng phản chiếu: gương, kính, cửa sổ, vũng nước, mặt hồ v.v…
12. Bố cục tầng tầng lớp lớp
Hiệu ứng các vật thể xếp chồng lên nhau ở những khoảng cách khác nhau ví dụ như cây cối xa xa trên những vùng núi cao sẽ tạo ra chiều sâu và bố cục thú vị hơn.
13. Các đối tượng xen kẽ, đang chồng
Có nhiều đối tượng xếp chồng lớp lên nhau là hình nền rất thú vị.
14. Đường xoắn ốc Fibonacci
Bạn có thể đặt các đối tượng trong khung dựa trên nguyên tắc xoắn ốc Fibonacci để đạt sự cân bằng cho ảnh.
15. Đóng khung cho ảnh từ cảnh tự nhiên sẵn có
Tạo ra khung từ chính cảnh vật trong phong cảnh, đây là hình thức đóng khung tạo chiều sâu cho ảnh – chẳng hạn như bạn chụp lều trại bên trong cái khung là cây cối xung quanh.
16. Các cạnh tam giác làm nền
Một hình tam giác đan xen trong một khung khác sẽ làm nổi bật thêm cho chủ thể.
17. Các hình tam giác ngược (Inverted Triangles)
Một tam giác lộn ngược cũng sẽ tạo điểm nhấn vào đỉnh, trong trường hợp này người ta gọi là nghệ thuật henna.
18. Đường chéo cắt qua khung
Một đường chéo mạnh chia khung hình, giúp nhấn mạnh vào các mảng, khối của ảnh.
19. Các đường cong đồng tâm
Các đường cong đồng tâm hoặc hội tụ sẽ làm ảnh có bố cục rất chặt chẽ.
20. Các đường thằng song song
Các đường thẳng song song sẽ tạo hiệu ứng đối xứng đẹp.
21. Các đối tượng xếp hàng thẳng trong một bức ảnh ngang
22. Chuyển động
23. Các yếu tố điểm nhấn cho phông nền lặp đi lặp lại
Ví dụ như ảnh dưới, phông nên chính là các cánh tay khán gia giơ lên, 2 tia sáng vàng từ đèn cắt ngang khung hình tạo điểm nhấn rất tốt cho ảnh.
24. Hình hội tụ
Tương tự như các tam giác nghịch đảo, các đường chéo hội tụ là một cách hay để tập trung vào điểm nhấn của ảnh.
25. Đường dẫn
Đường dẫn là kỹ thuật kinh điển tạo chiều sâu. Mặt người sẽ bị thu hút một cách tự nhiên vào các đường thẳng trong một bức ảnh.
26. Các đường ngang kéo dài liên tiếp
Các đường ngang chạy từ đầu này sang đầu kia ảnh sẽ tạo hiệu ứng kéo dài và khiến bức ảnh có chiều sâu. Trong trường hợp này là người lướt ván đang bay trên mặt đất với đường ngang chính là đường lướt ván.
27. Đặt chủ thể ở vị trí thấp trong khung cảnh
Đối với những bức ảnh theo chiều dọc với một chủ đề duy nhất, bạn sẽ tạo được một khung hình lạ mắt với hiệu ứng không gian rộng lớn khi đặt người chụp ở vị trí thấp trong cảnh.
28. Kết hợp sự tương phản
Một cách thú vị nữa là kết hợp các yếu tố tương phản vào trong bức ảnh, ví dụ như: lỏng/rắn, cứng/mềm, tinh tế/vụng về. Trong ảnh mẫu, vỏ ốc cứng chụp trên nền nước lỏng.
29. Cân bằng động
Khi bạn có nhiều đối tượng trong khung, bạn nên bố trí sao cho cân bằng theo luật phối cảnh. Cối xay gió ở bên phải ở gần sẽ chiếm tỉ trọng to hơn và nằm sát rìa, trong khi cối xay gió ở xa nhỏ lại nhưng ở vị trí giữa, gần trung tâm để cân bằng với Cối xay bên phải.
30. Bố cục xóa phông
Đây là bố cục kinh điển thường gặp nhất.