Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Boris Dmitriev có thể khiến rất nhiều người phải choáng ngợp trước những góc nhìn "chưa thấy bao giờ" của dải Ngân hà.
Hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần nghe tới cụm từ "dải Ngân hà" hay sông Ngân. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều nhà cao tầng và không khí bị ô nhiễm như hiện nay, hiếm ai trong chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng dải sáng tuyệt tác của vũ trụ này.
Boris Dmitriev chia sẻ: “Điều tuyệt diệu nhất khi chụp ảnh trời đêm là được hòa mình với thiên nhiên. Dường như, bạn đang đi xuyên không gian, thời gian và được giải phóng mình. Những bức ảnh tôi chụp toát lên một vẻ đẹp siêu nhiên nhưng khi nhìn vào chúng, bạn bỗng nhận ra rằng thật tuyệt khi đang ở đây, khi được hòa mình vào vũ trụ".
Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía Bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía Nam.
Trong dòng sông Ngân có đến hơn 100 tỷ ngôi sao và đây là nguồn cảm hứng vô tận của các nhiếp ảnh gia như Dmitriev.
Dải Ngân hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, trong đó khoảng cách từ Mặt trời đến trung tâm dải Ngân hà khoảng 27.700 năm ánh sáng.
Các ngôi sao trong dải Ngân hà xoay xung quanh khu vực được gọi là trung tâm Ngân hà. Trái Đất của chúng ta cách tâm này khoảng 7,6 kiloparsec (24.800 năm ánh sáng)
Hệ Mặt trời của chúng ta phải mất khoảng 226 triệu năm để hoàn thành một chu kỳ quay xung quanh tâm của dải Ngân hà, và đến nay đã hoàn thành khoảng 25 vòng quay.
Năm 2004, một nhóm nhà thiên văn học đã tính toán tuổi của dải Ngân hà. Bằng một số thuật toán và quan sát, họ đã suy ra độ tuổi dự kiến của dải Ngân hà: 13.600 triệu tuổi, với sai số khoảng 800 triệu năm
Bạn có biết, trong vũ trụ có nhiều hơn một thiên hà. Dải Ngân hà của chúng ta còn có những người láng giềng như thiên hà Triangulum, Andromeda... Ước tính trong vài tỉ năm nữa, dải Ngân hà sẽ sát nhập với thiên hà Andromeda.