Ngành nhiếp ảnh hiện đang trong giai đoạn thay đổi lớn, nhưng có một vài thay đổi chúng ta có thể tiên đoán được. Dưới đây là danh sách những thay đổi mà giới nhiếp ảnh dự đoán sẽ là những xu hướng phổ biến trong những năm sắp tới.
Hiện nay, mọi người đều khá quen thuộc với thể loại ảnh chụp toàn cảnh panorama truyền thống (ảnh toàn cảnh). Hầu hết các loại máy ảnh compact nhỏ gọn tiện dụng đều có trang bị chế độ chụp toàn cảnh và khi đó bạn phải di chuyển qua lại chiếc máy ảnh để chụp. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn vẫn tiếp tục chụp cho đến khi quay về điểm đã xuất phát? Kỹ thuật phổ biến này được gọi là “chế độ toàn cảnh đối cực” (polar panorama) và được dùng để tạo những bức ảnh giống 360 độ của một cảnh chụp.
Thường thì bạn chỉ có thể xem ảnh toàn cảnh đối cực trong một trình duyệt web đặc biệt có sử dụng các phần mềm bổ sung làm khung cảnh ảo. Bạn cũng có thể ghép một ảnh 360 độ để tạo ra một ảnh toàn cảnh đối cực hai chiều bằng cách sử dụng các công cụ biên tập hình ảnh tiên tiến như bộ lọc Polar Coordinates của Photoshop, cho phép ghép hai cạnh của một ảnh chụp để khép vòng lại.
Nhiếp ảnh tốc độ cao là một kỹ thuật mà theo truyền thống đòi hỏi người chụp phải chuẩn bị nhiều, chính xác và kiên nhẫn. Đó là vì nhiếp ảnh tốc độ cao phải xử lý nhiều thách đố về kỹ thuật, nhất là về mặt định thời (timing).
Nhưng các tiến bộ trong công nghệ nhiếp ảnh đã giúp giảm thiểu trường hợp thử vi sai mà các nhiếp ảnh gia thể loại ảnh tốc độ cao đã gặp phải. Chế độ chụp tốc độ cao liên tục (burst mode), chẳng hạn như chế độ chụp xen kẽ 20 khung mỗi giây của mẫu máy ảnh Nikon 1 V3 mới ra, đã giúp các nhiếp ảnh gia dễ dàng chụp các cảnh chuyển động nhanh. Trong tương lai gần, các nhiếp ảnh gia sẽ có thể quay video bằng các loại camera 8K giá rẻ và có thể trích các ảnh tĩnh vào những lúc thích hợp.
Nhiếp ảnh gigapixel là gì? Đó là một phần trong khuynh hướng đang phát triển của thời đại máy ảnh có bộ cảm biến full-frame kích thước lớn hơn, giá rẻ hơn. Thay vì phải trải qua vài ngày, vài tuần hay thậm chí vài tháng để chụp hàng chục nghìn khung ảnh trong một cảnh, rồi sau đó trải qua nhiều tháng ghép các khung ảnh này lại trên máy tính. Nhiều người thích làm việc này vì họ thấy ảnh gigapixel thật tuyệt vời.
Các cảnh chụp gigapixel tốt nhất là những cảnh rộng với đám đông nhiều người hay phong cảnh thành phố. Nhà nhiếp ảnh dùng một ống kính tiêu cự dài để chụp hàng nghìn cảnh cận ảnh chi tiết của cảnh chụp, sau đó bạn có thể phóng to (zoom) vào một cảnh chụp đã được ghép lại để thấy rõ từng chi tiết. Đây là một thể loại nhiếp ảnh chỉ dành cho những nhiếp ảnh gia tận tụy nhất. Theo dự đoán, phải 5 năm nữa mới có loại camera gigapixel tiêu dùng xuất hiện trên thị trường.
Dù các nhiếp ảnh gia tuyệt vọng đã cố gắng hết mình sử dụng các công cụ tăng độ nét trong phần mềm của họ, sự thật ai cũng biết rằng trong nhiếp ảnh thì thời điểm lấy nét cho hình ảnh luôn luôn được ấn định vào thời điểm chụp ảnh. Mọi việc đã thay đổi khi mẫu máy ảnh Lytro Light Field ra đời, cho phép người chụp thay đổi thời điểm lấy nét sau khi ảnh đã được chụp. Chỉ cần chạm vào các phần khác nhau của ảnh và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy ảnh lấy nét lại ngay trước mắt bạn.
Hãng Lytro đã đạt được thành quả này bằng cách lắp đặt một dãy vi thấu kính trước bộ cảm biến của Light Field Camera để phân tán ánh sáng đi ra ống kính theo nhiều hướng khác nhau tùy theo góc độ ánh sáng chiếu vào các vi thấu kính. Máy ảnh lúc đó sẽ dùng thông tin này để tính toán cách ánh sáng sẽ phản ứng như thế nào nếu nhà nhiếp ảnh đã lấy nét từ một khoảng cách khác.
Ý tưởng máy ảnh “chụp trước lấy nét sau” đang thịnh hành và Samsung Galaxy S5 là mẫu điện thoại đầu tiên đã khai thác ý tưởng cải thiện ảnh sau khi chụp. Hy vọng trong năm tới sẽ có thêm các nhà sản xuất noi theo ý tưởng này.
Một cách mà các hãng sản xuất máy ảnh tên tuổi đã cố gắng ngăn chặn sự cạnh tranh của smartphone chụp ảnh là tích hợp tính năng Wi-Fi vào các loại máy ảnh compact, và nay vào cả các loại máy ảnh DSLR của họ. Chụp ảnh với máy ảnh chuyên dụng riêng của bạn rồi chia sẻ hình ảnh trên Facebook hay Flickr. Vấn đề là hầu hết người dùng hiện nay vẫn phải cần đến smartphone để thực hiện việc này.
Trong khi việc bạn cần smartphone để làm phương tiện trung gian có vẻ là phủ nhận sự thuận tiện như đã được quảng cáo khi dùng loại camera có tính năng Wi-Fi, nhiều người tin rằng trong vài năm nữa, công nghệ này sẽ thật sự bắt đầu có được chỗ đứng của nó.
Chẳng hạn như khi bạn viếng thăm New York hay Paris và muốn biết nơi nào có thể chụp ảnh đẹp, một ứng dụng trên máy ảnh có tích hợp tính năng Wi-Fi sẽ tải thông tin về các thành phố này xuống máy ảnh và cho biết nơi nào có thể chụp ảnh đẹp nhất, thậm chí ngay cả vị trí nào bạn phải đứng để có góc cạnh đẹp nhất. Có thể bạn cũng nhận được chỉ dẫn giải thích từng bước cách làm thế nào để đạt được hình ảnh bạn muốn chụp.
Tổng hợp