Khoảng 3/4 diện tích Trái đất là đại dương và với diện tích cực lớn đó, con người chưa thể khám phá ra hết những bí mật ẩn giấu dưới lớp nước. Thế nhưng, những gì đã phát hiện ra cũng đủ khiến chúng ta “há hốc mồm”.
Khác với các loài thông thường, loài mực khổng lồ dưới đáy biển sâu có các xúc tu phát sáng. Riêng với da chúng, nó cũng không có màu sắc cố định mà thay đổi tùy vào vị trí và điều kiện ánh sáng.
Baltic Anomaly là tảng đá phát hiện ở biển Baltic. Điểm kì lạ của nó là các bộ phát tín hiệu điện của thợ lặn sẽ ngừng hoạt động nếu cách tảng đá trong bán kính khoảng 200 mét.
Cá mái chèo là loài động vật cực hiếm, chỉ sống dưới đáy đại dương. Trước kia, loài động vật có chiều dài hơn 10 mét này rất khó tìm kiếm nhưng hiện tại, nódạt vào bờ khá nhiều. Riêng tại Việt Nam, trong năm nay đã có 4 trường hợp được phát hiện.
Vào năm 1997, Cục Quản lí Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) đã phát hiện ra Bloop – một loại âm thanh dưới nước cực kì mạnh mẽ. NOAA cho rằng đây là tiếng của một dòng sông băng, nhưng cũng có giả thuyết nói răng đó là tiếng gầm rú của một sinh vật khổng lồ nào đó.
Trên các đại dương vào năm 1968, đã có hàng loạt tàu ngầm của các quốc gia gồm Hoa Kì, Nga, Israel và Pháp mất tích. Nguyên nhân của nó cho đến nay vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Hàng loạt máy bay bay qua đại dương đã mất tích một cách bí ẩn và đến nay vẫn chưa tìm được dù nguồn nhân lực để làm điều đó là rất lớn.
Hầu hết các loài san hô đều sống ở vùng biển nhiệt đới và người ta cũng luôn khẳng định điều này cho đến khi họ tìm ra các rạn san hô nước lạnh sống ở vùng cực.
Con mực lớn nhất thế giới được bắt lên có chiều dài lên tới 13 mét, nặng khoảng 450kg, và nó hoàn toàn quật ngã một con cá voi.
Đại dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu kilômét vuông) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ.
Trên một nửa diện tích đại dương có độ sâu trên 3.000 mét (9.800 ft). Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35 phần ngàn (ppt) (3,5%) và gần như mọi loại nước biển có độ mặn dao động trong khoảng từ 30 (ở vùng cận cực) tới 38 ppt (vùng nhiệt đới/cận nhiệt đới).
Nhiệt độ nước bề mặt ở ngoài khơi đại dương là 29°C (84°F) ở vùng ven xích đạo xuống đến 0°C (32°F) ở các vùng địa cực.
Tổng hợp