Phơi sáng là một kỹ thuật chụp ảnh thú vị khi đòi hỏi độ mở ống kính nhỏ và tốc độ màn trập trong thời gian dài. Việc này sẽ giúp ghi lại những điểm chuyển động trong khoảng thời gian đợi màn trập sập xuống. Hãy cùng tìm hiểu những yếu tố cơ bản của kỹ thuật này.
Tốc độ cửa trập
Tốc độ cửa trập quy định thời gian mà cảm biến được lộ ra để bắt hình ảnh. Trong hầu hết các trường hợp, tốc độ này được tính bằng những phần nhỏ của 1 giây. Ánh sáng của một khung cảnh càng tối thì thời gian cảm biến cần để thu đủ lượng ánh sáng càng dài để tạo thành được một bức ảnh đẹp.
Đối với những kỹ thuật chụp phơi sáng ban đêm, thiết lập tốc độ cửa trập quyết định độ dài của các vệt sáng mà người chụp muốn tạo ra trong bức ảnh. Nếu tốc độ cửa trập quá cao, các vệt sáng có thể quá ngắn.
Kỹ thuật chụp phơi sáng giúp thể hiện sống động dòng nước đang chảy.
Với tốc độ khác nhau, người chụp có thể thể hiện được những chuyển động khác nhau. Ví dụ, khi chụp một làn nước chảy tự nhiên, tốc độ 1/30 giây là phù hợp để có được hình ảnh dòng nước chảy mờ mờ (hình trên).
Độ mở ống kính
Độ mở quy định độ rộng của mống chắn sáng bên trong ống kính. Mống chắn sáng này tương tự như con ngươi của mắt người, có khả năng điều chỉnh độ to nhỏ để cho phép ánh sáng đi qua nhiều hay ít. Độ mở càng to (lỗ tròn càng to), ánh sáng “rơi” vào cảm biến càng nhiều và ngược lại. Khi sử dụng kỹ thuật phơi sáng để chụp một khung cảnh, sẽ có một lượng ánh sáng vừa đủ nhất định để tạo nên tính hoàn hảo của bức ảnh.
Điều chỉnh chính xác độ mở ống kính sẽ cho một bức ảnh chụp phơi sáng hoàn hảo .
Vì vậy, nếu độ mở ống kính mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều hơn) thì tốc độ cửa trập phải càng nhanh để cân bằng lượng ánh sáng vào cảm biến. Ngược lại, nếu tốc độ cửa trập càng chậm (thời gian để cho ánh sáng vào cảm biến lâu hơn) thì độ mở càng phải hẹp lại để luôn duy trì một lượng ánh sáng vừa đủ.
Độ nhạy sáng
Độ nhạy sáng khá quan trọng trong kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng.
Trong kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng, độ nhạy phim cũng có tác động tới lượng ánh sáng vào cảm biến. Độ nhạy càng cao, ánh sáng cảm biến thu được càng nhiều. Do vậy, khi một khung cảnh đủ sáng với một mức ISO, độ mở và tốc độ nhất định. Nếu tăng ISO, thì để cân bằng lượng sáng, phải hoặc thu hẹp độ mở, hoặc tăng tốc độ cửa trập.
Thông thường ISO ở mức 50 hoặc 100 sẽ cho ảnh đẹp nhất. ISO tăng càng cao sẽ khiến ảnh càng bị hạt. Hiện các máy ảnh số cho phép chỉnh ISO lên tới 6.400 nhưng ở độ nhạy này ảnh gần như sẽ mất chi tiết do quá hạt và nhiễu, thường chỉ dùng trong những trường hợp rất hãn hữu.
Chọn Cân Bằng Trắng cho Ảnh
Trong kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng, đặc biệt là chụp cảnh đêm, không có ánh nắng và đối tượng được chiếu sáng bằng các loại nguồn sáng khác nhau, không có màu trắng chính xác. Nói cách khác, nhiếp ảnh có thể biểu đạt “màu sắc” bằng cân bằng trắng mà mình thích.
Kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng đòi hỏi nhiếp ảnh phải tự chọn màu sắc cho ảnh.
Các tùy chọn [Daylight (Ánh sáng ban ngày)] và [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)] là các tùy chọn được sử dụng thường xuyên nhất, vì chúng tạo ra màu sắc gần với những gì nhìn thấy. Nếu muốn so sánh các hiệu ứng dùng các thiết lập cân bằng trắng khác nhau, hãy cài đặt chất lượng ghi ảnh thành RAW trước khi chụp. Bằng cách đó, người chụp có thể tự do thay đổi thiết lập trong quá trình phát triển ảnh RAW.
Tổng hợp