Một trong những kỹ thuật chụp ảnh khó nhất là chụp đen trắng. Để có một bức ảnh đen trắng đẹp, người chụp cần biết một số kỹ thuật để lột tả chính xác cái hồn của ảnh với 2 gam màu cơ bản nhất.
Chụp ảnh trắng đen là một trong những kỹ thuật chụp ảnh khó nhất, đòi hỏi người chụp phải biết kỹ thuật chụp ảnh để lột tả được chính xác cái hồn của bức ảnh mà không cần màu sắc.
Kỹ thuật chụp ảnh đen trắng tập trung vào sự chuyển đổi tinh tế giữa đen và trắng.
Khi loại bỏ màu ra khỏi bức ảnh đồng nghĩa với việc loại bỏ màu sắc để đem đến điều thú vị hoặc điểm tập trung trong khung cảnh. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng có thể mọi người dễ dàng quên lãng. Loại bỏ màu sắc, nghĩa là loại bỏ một trong các yếu tố có khả năng gây mất tập trung nhất trong một bức ảnh. Vậy nên kiểu dáng và hình dạng là tất cả những gì quan trọng trong bức ảnh trắng đen.
Kỹ thuật chụp ảnh trắng đen tập trung vào phối cảnh, hình thể của đối tượng, lấy nét của đối tượng để tìm được sự chuyển đổi tinh tế giữa trắng và đen. Do đó, sắp xếp vật thể, hình dạng theo một bố cục cụ thể giúp nhấn mạnh đến khía cạnh thú vị nhất của chúng, hoặc tạo ra một thành phần hấp dẫn với những hình dạng khác nhau. Khi chụp khoảng không gian lớn như phong cảnh hoặc các tán lá, hãy chú ý đừng để cả bức ảnh chỉ có một tông màu duy nhất bởi như thế bức ảnh trông rất tẻ nhạt.
Đề tài
Phần lớn người xem các bức ảnh đen trắng đều hy vọng một cái gì đó ấn tượng và mang lại cảm xúc mạnh mẽ cho họ. Chính vì thế đề tài là vấn đề quan trọng nhất. Đôi khi có những thứ trông rất bình thường trong đời thực nhưng trở nên rất ấn tượng khi được diễn tả trên bức ảnh.
Phối cảnh của bức ảnh cũng như việc đóng khung “phần” đối tượng được cho vào bức ảnh cũng quan trọng không kém, bởi sự thay đổi giữa các khối, bóng cũng như tone màu sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa hai bức ảnh đen trắng. Đối với những tay ảnh thật sự hiểu nghệ thuật chụp ảnh, thì mỗi bức ảnh trắng đen đều cần được xem xét kĩ lưỡng và đóng khung cũng như phối cảnh kĩ càng như khi chụp ảnh màu.
Bố cục
Bố cục cũng có thể bị lãng quên theo cùng một cách mà các mô hình có thể bị mất đi trong nhiếp ảnh màu. Khi xem một bức ảnh màu, tâm trí chúng ta ngay lập tức bắt đầu xác định và ghi nhớ các chi tiết trong bối cảnh, nghĩa là chúng ta thường không thực sự cảm nhận thông điệp của bức ảnh. Khi chụp ảnh trắng đen, người xem chú ý hơn đến các yếu tố như bố cục, kỹ thuật chụp ảnh chuẩn là làm chúng xuất hiện nổi bật hơn.
Ảnh đơn sắc thường có ưu thế trong việc đưa các câu chuyện hoặc trải nghiệm tinh tế lên ảnh, chúng thường có độ sâu và cho người xem cơ hội khám phá một vật thể hoặc con người theo cách kỹ lưỡng hơn nhờ những yếu tố đặc biệt mà nó sở hữu, đặc biệt là với độ tương phản tốt. Đừng bao giờ để màu xám chiếm quá nhiều chỗ trên bức ảnh, vì nó sẽ khiến cho bức ảnh không có chiều sâu và trở nên phẳng lì và thiếu sức sống.
Đo sáng
Hãy luôn chắc chắn rằng đã đo sáng đúng với ý định chụp ảnh của bạn. Sắc đen trắng có mặt trong mỗi bức ảnh, chỉ cần bắt đúng ánh sáng cần thiết để lột tả được đúng sắc thái của nó. Đồng thời, hãy xem xét việc cân bằng màu sắc giữa đen và trắng.
Điều này không có nghĩa là phải đo tỉ lệ hai sắc trắng và đen phải bằng nhau trong ảnh, mà là tạo ra sự cân bằng tổng thể giữa các đối tượng, ngay cả đối với một bức ảnh được chụp trong một hoàn cảnh ánh sáng cao độ hay trong một không gian rất tối. Để đạt được trình độ này, người chụp ảnh phải hiểu rõ khả năng đo sáng của máy ảnh. Đừng cố gắng cân bằng máy móc bằng cách này hay cách khác. Một bức ảnh “toàn” đen hay “toàn” trắng cũng có ý nghĩa riêng của nó.
Dùng phần mềm chuyển đổi ảnh
Hầu hết máy ảnh đều có tùy chọn chuyển sang chụp đen trắng trực tiếp, nhưng tốt nhất đừng dùng nó. Hãy chụp bằng ảnh màu rồi chuyển sang ảnh đen trắng bằng phần mềm xử lý, bởi lẽ, thuật toán chuyển đổi ảnh đen trắng tích hợp trong máy ảnh không xử lý tốt bằng các phần mềm xử lý hậu kỳ.
Tổng hợp