Bạn chụp ảnh cưới mặc dù bạn là dân nghiệp dư. Bạn có thể chụp gần như các thợ chuyên nghệ nếu biết vài mẹo trong bài viết này.
Photo: Dennis Pike/dennispikephoto.com
Nên: biết rõ về việc bạn đang làm. Hãy đảm bảo rằng đôi vợ chồng đó biết bạn chỉ chụp theo sở thích và bạn không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu bạn phải mất cả tháng để trả ảnh, hãy cho đôi vợ chồng đó biết.
Đừng: bỏ lỡ phông nền có nhiều chi tiết và màu sắc.
Nên: biết rõ những điểm cơ bản. Hãy ghé thăm trang web của những nhiếp ảnh gia ảnh cưới chuyên nghiệp và học hỏi cách chụp của họ.
Nên: lên kế hoạch từ trước, đừng nghĩ bạn sẽ làm việc được theo cảm hứng như nhiếp ảnh đời thường. Đi tiền trạm trước những địa điểm chụp để hiểu rõ về ánh sáng và bố cục.
Photo: Cappy Hotchkiss/cappyhotchkiss.com
Nên: hỏi đôi vợ chồng đó muốn gì. Lên kế hoạch trước và tìm hiểu xem những vị khách nào quan trọng nhất với đôi vợ chồng đó, hãy luôn đảm bảo bạn có ảnh chụp chân dung những khách mời quan trọng.
Nên: biết trước lịch trình, lễ cưới sẽ diễn ra như thế nào, để bắt được những khoảnh khắc ấn tượng và đáng nhớ trong lễ cưới.
Đừng: sợ phải để ISO ở mức cao. Ghi lại một bức ảnh nét, nhiễu với tốc 1/500 ISO 6400 tốt hơn là một tấm ảnht ít nhiễu ở tốc 1/30 ISO 400. Bạn có thể xử lý nhiễu ở khâu hậu kỳ với file RAW.
Nên: tối ưu hóa góc chụp, thay vì yêu cầu chủ thể di chuyển, hay di chuyển góc máy. Hãy luôn chú ý đến ánh sáng, nếu ánh sáng trên mặt chủ thể bị lóa hoặc xấu khi nhìn qua khung ngắm, kết quả trên ảnh có khi còn tệ hơn.
Đừng: ngại hướng dẫn chủ thể. Họ sẽ muốn được hướng dẫn phải đứng ở đâu, như thế nào. Hãy khiến chủ thể thoải mái khi chụp ảnh, ví dụ như đưa ra một cuộc trò chuyện cởi mở.
Đừng: quá lạm dụng và ám ảnh về độ nét, những bức ảnh không nét cũng rất lãng mạn.
Photo: Todd Hunter McGaw
Nên: chụp những nụ cười, những chủ thể giàu cảm xúc sẽ khiến bức ảnh tuyệt hơn.
Nên: chụp được vẻ đẹp của cô dâu, đôi khi chụp theo phong cách thời trang cũng rất tốt
Nên: cài đặt trước máy ảnh của bạn. Hãy đảm bảo bạn chụp ở file JPEGs độ phân giải cao nhất, file RAW hoặc cả hai. Để cân bằng trắng tự động và đo sáng trung bình, bật chế độ chống rung của ống kính.
Nên: chụp thật nhiều. Khi chụp một nhóm người hãy chụp nhiều lần để đảm bảo tất cả mọi người đều nhìn vào máy ảnh.
Đừng: chụp với những thiết bị mà bạn không quen, nếu buộc phải sử dụng một chiếc máy ảnh mà bạn không quen dùng, hãy dùng 1 ngày trước ngày chụp để làm quen với nó.
Nên: chụp phản ứng của khách mời, ngay sau khi cô dâu và chú rể trao nhau nụ hôn đầu tiên trong lễ cưới, hãy hướng ống kính về phía khách mời và chụp phản ứng của những người bạn và gia đình cô dâu chú rể.
Đừng: tiết kiệm pin và thẻ nhớ. Bạn sẽ không bao giờ muốn thấy cảnh bộ nhớ chỉ còn 30 tấm, trong khi chương trình còn những hai tiếng nữa mới kết thúc.
Nên: sao lưu dữ liệu dự phòng. Một lỗi thường thấy của những nhiếp ảnh gia không chuyên đó là không sao lưu đủ dữ liệu. Không chỉ sao lưu trên ổ cứng, DVD hay điện toán đám mây, bạn còn phải cho đôi vợ chồng trẻ biết họ cũng có trách nhiệm sao lưu dữ liệu. Khi rút thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh, hãy luôn sắp xếp gọn gàng và có trật tự, không có điều gì tệ bằng việc làm mất thẻ nhớ.
Đừng: quá lo lắng về danh sách phải chụp, thay vào đó hãy luôn để ý những khoảnh khắc đẹp ở xung quanh lễ cưới như những nụ cười, giọng hát hay nước mắt, nếu chụp được đầy đủ những khoảnh khắc này tức là bạn đã thành công trong việc truyền tải cảm xúc của một ngày trọng đại.
Nên: vui vẻ. Khi chụp ảnh đám cưới cho một người bạn, hãy luôn vui vẻ và cùng hòa chung vào không khí của buổi tiệc, cảm xúc của bạn cũng sẽ là một tấm gương phản chiếu không khí buổi lễ.
Nên: đơn giản hóa những khung cảnh rối mắt hoặc phức tạp, chuyển sang ảnh trắng đen là một giải pháp.
Photo: Dennis Kwan
Đừng: để lỡ các hoạt động. Khi mọi người bắt đầu khiêu vũ, hãy để máy ở chế độ chụp liên tục với tốc cao và chụp nhiều ảnh.
Nên: đến gần hơn. Điều này cực kỳ có lợi khi chụp các khoảnh khắc như nụ hôn đầu tiên trong buổi lễ.
Nên: trang bị thiết bị tốt hết sức có thể. Nếu cần thiết hãy mượn hoặc thuê một chiếc DSLR với khả năng chụp thiếu sáng tốt, kèm với đó là một chiếc ống kính có tốc độ bắt sáng nhanh với khẩu f/2.8, ví dụ như 24 – 70 hoặc 70 – 200, hoặc cả hai. Một chiếc đèn flash đáng tin cậy cực kỳ quan trọng, hãy chắc rằng mình có đủ pin và luôn mang theo đèn dự phòng.
Đừng: cố làm mọi việc một mình. Hãy tìm một người có thể hỗ trợ bạn trong cả ánh sáng lẫn việc sắp xếp mọi người.
Tổng hợp