Nhiều tay máy chụp theo sở thích đến một lúc nào đó sẽ quyết định theo đuổi loại ảnh cưới một cách nghiêm túc. Việc trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải nâng cấp hệ thống ống kính của mình, và phần lớn nhiếp ảnh gia đều đồng tình với quan điểm đầu tư vào ống kính có chất lượng tốt là vô cùng cần thiết. Không giống như sự phát triển như vũ bão của máy ảnh DSLR, các ống kính có tuổi thọ và khả năng sử dụng rất lâu và tạo ra những hình ảnh thực sự quyến rũ. Hiểu được những lựa chọn tốt nhất hiện có sẽ giúp bạn đầu tư vào ống kính một cách hiệu quả và có được những tấm ảnh tuyệt vời nhất.
Những điểm cần cân nhắc
Đám cưới là một sự kiện trọng đại, và thường diễn ra vào buổi tối. Ánh sáng tại các sự kiện thường hiếm khi đạt được điều kiện lý tưởng, chính vì vậy việc sở hữu một chiếc ống kính hoạt động tốt ở điều kiện thiếu sáng là việc rất cần thiết. Thông thường, khẩu độ f/4.0 vẫn chưa đủ nhanh. Hãy luôn giữ khẩu độ ít nhất ở f/2.8 để tránh việc các bức ảnh của bạn có phông nền bị xóa mờ quá mức.
Các khoảng tiêu cự khác nhau đem lại nhiều cái nhìn khác nhau về sự kiện mà bạn đang chụp. Với cùng một chủ đề được chụp với nhiều tiêu cự khác nhau sẽ cho ra nhiều góc nhìn khác nhau. Đây chính là một cách tuyệt vời để bạn kể câu chuyện với cảm xúc của chính những người trong câu chuyện đó. Một số chủ thể khác nhau cần được ghi lại với một số loại ống kính cụ thể, và bạn cần phải có sự chuẩn bị để chụp lại những khoảnh khắc đó. Ví dụ như bạn sẽ không thể có một tấm chân dung đẹp với một ống kính góc rộng chụp ở cự ly gần.
Một điểm quan trọng nữa cần phải cân nhắc đó chính là khả năng ổn định hình ảnh quang học. Mỗi nhà sản xuất khác nhau có công nghệ khác nhau, ví dụ như hệ thống ổn định hình ảnh quang học của Sigma (OS) hay hệ thống chống rung (VR) của Nikon. Tốc độ chụp chậm là một trong những nguyên nhân chính tạo ra những tấm ảnh bị rung, chính vì vậy hệ thống ổn định hình ảnh (OIS) làm một tính năng rất quan trọng trên bất cứ chiếc ống kính nào bạn định sử dụng trong điều kiện thiếu sáng. Thêm vào đó, tiêu cự dài cũng gây ra rung lắc lớn và làm mờ hình ảnh, và đây chính là lúc công nghệ ổn định hình ảnh trở thành một điểm mạnh.
Ống kính góc rộng và các ống kính tiêu cự không đổi tiêu chuẩn
Các ống kính tiêu cự không đổi được chế tạo với một tiêu cự mặc định. Trong khi các ống kính này không đem lại sự tiện lợi, thì mặt khác lại đem lại chất lượng ống kính hiệu năng hoạt động cao. Các ống kính này được chế tạo với một khoảng tiêu cự nhất định, điều này có nghĩa là cấu trúc và cấu tạo thấu kính sẽ trở nên đơn giản hơn, khiến chúng nhỏ và nhẹ hơn. Cấu tạo thấu kính đơn giản hơn cũng giúp ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn nhiều so với khẩu độ của các ống zoom. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ống kính này có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều ở điều kiện ánh sáng yếu và ít bị hiện tượng quang sai hơn so với các ống kính có tiêu cự thay đổi được.
Các ống kính có tốc độ chụp nhanh hơn cũng giúp bạn chụp được những tấm ảnh nét hơn. Đây là một công cụ tuyệt vời đối với những ai muốn theo đuổi thể loại phóng sự cưới. Một ống kính góc rộng khoảng 24mm f/1.4 sẽ chụp được cả một nhóm người, góc hẹp hơn như 35mm sẽ giúp bạn kể được câu chuyện tốt hơn và ống 50mm sẽ tập trung vào khoảnh khắc nhiều hơn với góc hẹp hơn.
Ống kính chân dung tiêu cự không đổi
Một ống kính tele tiêu cự không đổi trung bình rất hữu dụng khi chụp chân dung của một cặp đôi và buổi tiệc cưới. Khẩu độ lớn hơn giúp bạn có được độ sâu trường ảnh nông hơn, tách biệt chân dung, khoảng phông nền sẽ khiến các bức ảnh chân dung tuyệt vời hơn. Một ống kính với tiêu cự 85mm có góc hẹp hơn mắt người bình thường và được xem là một ống chân dung tiêu chuẩn nhờ vào khả năng cô lập chủ thể, giảm bớt sự mất tập trung ở phông nền.
Ống kính phóng đại (Macro Lens)
Để chụp các tấm ảnh cận cảnh, các ống kính phóng đại là công cụ không thể thiếu. Một phần làm nên một bộ ảnh cưới đẹp đó chính là các tấm ảnh chi tiết: nhẫn, hoa, bánh, nội thất, những đôi giày xinh xắn. Khi bạn sử dụng các ống kính được thiết kế đặc biệt dành cho việc ghi lại hình ảnh của những vật có kích thước nhỏ, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và sản phẩm trông sẽ chuyên nghiệp hơn.
Tỉ lệ phóng đại thật sự ít nhất phải đạt 1:1, nghĩa là đúng với kích thước của vật thể ngoài đời thực. Ở khoảng lấy nét gần nhất, hình ảnh của chủ thể được ghi lên cảm biến phải có kích thước đúng bằng kích thước thật của vật thể. Khoảng tiêu cự của các ống kính này kéo dài từ tiêu cự ngắn đến dài. Sử dụng trong ảnh cưới thì khoảng tiêu cự từ 90 – 105mm được khuyến nghị để đem lại sự thoải mái trong lúc chụp và có khả năng ghi lại mọi chi tiết của đám cưới.