Trong cuộc sống xưa và nay, đám cưới chính là biểu hiện của nếp sống xã hội và của nền văn hóa dân tộc. Đó vừa là nét kế thừa, vừa đươc cách tân văn minh theo sự phát triển của thời đại.
Từ xa xưa, người Việt Nam vốn đã coi trọng lễ cưới. Việc cưới xin được xem là một trong những sự kiện hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đám cưới truyền thống của người Việt mang đậm màu sắc văn hóa phương Đông. Trong xã hội ngày nay, mặc dù tiếp thu nhiều cái mới, giới trẻ ưa chuộng những dịch vụ cưới hỏi tiện nghi nhưng những yếu tố cơ bản của một lễ cưới truyền thống thì không hề thay đổi. Lễ cưới là sự kiện quan trọng nhằm công bố với xã hội sự hình thành của một gia đình mới.
Với nam giới, ba việc tậu trâu, cưới vợ, làm người là mục tiêu cả cuộc đời. Ngày cưới là ngày vui của đôi nam nữ, cùng là ngày vui của cả gia đình. Đối với đôi lứa, lễ cưới mang ý nghĩa nhân duyên sâu sắc. Đây là sự kiện đánh dấu mối quan hệ chuyển biến rõ rệt nhất, khi cả hai quyết định cùng nhau xây dựng một gia đình mới.Vì vậy, bất cứ ai cũng muốn tổ chức một đám cưới đủ đầy, tươm tất.
Cùng ngắm lại những hình ảnh đẹp về đám cưới các thời kỳ cũ.
Hình ảnh một đám cưới gia đình khá giả những năm 1980.
Chú rẻ đón dâu bằng xe máy. Đội hình xe máy này vào thời điểm đầu những năm 1990 là điều nhiều người mơ ước.
Phương tiện chủ yếu của những năm 1980 là xe đạp.
Một đám cưới "vương giả" ở Huế năm 1969
Cô dâu về nhà chồng bằng xế hộp, hai phù dâu cũng đi cùng trên xe.
Đám cưới xưa nhất thiết phải có phù dâu, phù rể.
Một đám rước dâu về trên đường quê, trẻ em háo hức ngắm nhìn cô dâu mới.
Niềm hạnh phúc trong ánh mắt, gương mặt đôi tân lang tân nương.
Dàn nhạc hỷ trong một đám cưới ở sài Gòn năm 1866.
Những bức ảnh màu đen trắng tuy đã ngả màu thời gian nhưng vẫn đủ lưu lại khoảnh khắc hân hoan của đôi lứa xứng đôi cùng quan viên hai họ. Ảnh chụp một đám cưới năm 1978.
Đám cưới thời chiến hầu hết không có nghi lễ rình rang như ăn hỏi, đón dâu, thậm chí cũng không có sự chứng kiến của cha mẹ, ông bà chỉ có sự góp mặt của chỉ huy, đồng đội, bạn bè. Tiệc cưới đơn sơ gồm bánh kẹo, trà xanh, thuốc lá...
Dán lên phông cưới không phải chữ hỷ mà là lá cờ Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ cùng khẩu hiệu: “Tổ quốc trên hết, tiền tuyến trước hết”, “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ”...
... chú rể mặc quân phục; cô dâu áo trắng, quần lụa đen, tay ôm bó hoa lay-ơn
Trang phục cưới điển hình của thời bao cấp: cô dâu áo dài trắng, đeo thêm chiếc voan trên đầu; chú rể mặc com-plê.
Cô dâu cũng có thể thuê thợ trang điểm về làm đẹp trong ngày cưới.
Đám rước dâu bằng xe đạp là một trong những dấu ấn không thể mờ phai của thời bao cấp
Thời kì đầu đổi mới, những chiếc Super Cub xuất hiện trong đám cưới chứng tỏ gia đình chú rể thuộc dạng khá giả, có của ăn của để.
Vẻ hạnh phúc của đôi trẻ Hà Nội qua ống kính nhiếp ảnh gia người Mỹ - David Alan Harvey. Ảnh chụp năm 1989.
Phòng cưới của cô dâu, chú rể được trang trí nhiều màu sắc.
Cô dâu chú rể mời nước trong tiệc vui
Người thân chúc phúc cho đôi lứa mới kết duyên
Hình ảnh độc về một đám cưới dưới trời mưa năm 1994, người thân xếp gạch cho cô dâu bước qua vùng nước đọng.
Tổng hợp