Nếu để máy ảnh vào tay một đứa trẻ, bạn sẽ thấy một cách nhìn thế giới xung quanh hoàn toàn khác với người lớn chúng ta.
Trẻ em nhìn thế giới qua một lăng kính rất đặc biệt, bằng sự trong sáng và thuần khiết của trí tưởng tượng mà ở người lớn dường như đã bị mai một nhiều. Vấn đề là làm sao để có thể kích thích được sức sáng tạo của trẻ em thông qua nhiếp ảnh. Dưới đây là một số kinh nghiệm thu thập được từ các nhiếp ảnh gia của trang Digital Photo School.
1. Luôn đơn giản hóa.
Dưới con mắt trẻ em, mọi thứ đều đơn giản, nên chúng sẽ thể hiện một cách đơn giản thế giới quan của mình qua ảnh.
Người lớn luôn thích các thứ phức tạp, vì thế chúng ta có xu hướng phức tạp hóa mọi vấn đề. Nhưng để truyền đạt nhiếp ảnh cho trẻ nhỏ, bạn phải thoát khỏi tư tưởng này. Điều quan trọng nhất trong việc dạy nhiếp ảnh cho trẻ em là phải dạy và làm cho chúng hiểu từng khái niệm đơn giản một. Từ đó, trong quá trình dạy, bạn có thể thêm các yếu tố khác vào dần.
2. Bắt đầu với những khái niệm cơ bản.
Những khái niệm quan trọng nhất trong nhiếp ảnh thường được biết đến rộng rãi là “làm nổi trọng tâm” và “nguyên tắc phần ba”. Về lý thuyết, bạn có thể kết hợp hai ý tưởng này vào một bài học, nhưng như đã đề cập, luôn đơn giản hóa vấn đề với trẻ nhỏ, vì thế ngay cả hai khái niệm này bạn cũng nên tách thành những bài độc lập. Trước tiên là “làm nổi trọng tâm” (Fill the Frame), nghĩa là phải làm cho đối tượng chính chiếm vị trí chủ đạo trong khung hình, loại bỏ mọi yếu tố gây sao lãng khác. Một khi đã thực hành và nắm vững được ý tưởng này, bạn có thể tiếp tục giải thích thêm về các đối tượng phụ có thể thêm vào ảnh để hỗ trợ cho chủ thể chính của ảnh.
3. Chỉ duy trì 30% lý thuyết, còn lại là thực hành.
Trẻ em chỉ thực sự chỉ ngồi yên được một lúc, vì thế, sau khi giảng giải lý thuyết, nên chuyển luôn sang thực hành. Bạn cũng không phải lo lắng về việc phải đưa lũ trẻ đi đến nơi nào đó chụp, mà chỉ cần mang đến lớp học một số đồ vật ngẫu nhiên nào đó và để chúng có thể thực hành ngay trong lớp học. Sau khi ra đầu bài chụp, hãy để chúng tchụp thỏa thích, sau đó hãy tổng hợp và phản hồi với các bức này. Việc chụp đi chụp lại sẽ cùng một đối tượng sẽ giúp các khái niệm lý thuyết trở nên dễ hiểu hơn.
4. Liên tục liên tục.
Một bức ảnh của một bạn nhỏ. Ảnh: Digitalphotography.
Đừng ngại nói đi nói lại một mẫu câu nào đó về một khái niệm nhiếp ảnh nào đó một cách liên tục để tạo sự tự tin ở trẻ. Nếu việc hiểu các khái niệm này bị bế tắc, hãy để trẻ nói lại với mình, sau đó thử diễn giải cũng khái niệm đó nhưng với câu chữ khác, cách thức khác.
5. Luôn khuyến khích.
Trẻ con vẫn luôn là trẻ con và không thể trông mong lúc nào chúng cũng làm đúng những gì mà mình hy vọng được. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là luôn khuyến khích sự sáng tạo của chúng. Đừng chỉ nhìn vào những thứ chưa đẹp, chưa phù hợp, mà thay vào đó hãy chỉ ra những thứ chúng có thể cải thiện, và nhớ luôn có những lời động viên kịp thời đối với những ý tưởng được xử lý tốt trong ảnh.
6. Tổ chức các kỳ thi để khuấy động tính sáng tạo.
Ai cũng thích có cạnh tranh, vì thế hãy tổ chức các cuộc thi ảnh như “Ảnh màu mè nhất”, hay “Ảnh thú vị nhất”. Hãy đầu tư một lượng thời gian thích hợp cho các cuộc thi này. Hãy cùng lũ trẻ xem xét lại toàn bộ những yếu tố sáng tạo trong ảnh của chúng. Kích hoạt tinh thần đồng đội bằng cách để cho lũ trẻ được bình chọn bức ảnh nào là đáp ứng được tiêu chí cuộc thi nhất.
Rõ ràng không ai sinh ra đã là giáo viên, nhưng ai cũng nên đầu tư công sức vào lũ trẻ, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho những thế hệ nghệ sĩ tương lai này. Biết đâu trong trong số đó có người khi lớn lên có thể trở thành những nhiếp ảnh gia nổi tiếng chỉ vì đã được bạn tạo