Chụp với đèn Flash đánh thẳng ta có 1 hình ảnh bị bẹt về chi tiết, thậm chí cháy xém….
Đánh Flash Bounce là cách chụp mà đèn Flash sẽ hướng lên trần hoặc một hướng nào có vật phản xạ lại ánh sáng, Flash Bouce là cách chụp thay đổi hướng chiếu sáng từ Flash, tôi sẽ cố gắng để các bạn không cảm thấy đây là một kiểu dùng Flash thần kỳ.
Chúng ta có tất cả ở đây, bạn đang ở một buổi party và muốn chụp không khí ở đây, theo quy tắc kỹ thuật khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, lựa chọn đầu tiên của bạn là sử dụng chân máy với tốc độ thấp màn trập mở lâu, hoặc tăng ISO để có tốc độ an toàn không rung hình để chụp cầm tay.
Nhưng nếu bạn chụp hình ảnh của những người trong một bữa tiệc, bạn nên nhớ đối tượng của bạn sẽ không ngồi yên! Sử dụng ISO cao để ghi hình sẽ là lựa chọn tốt để lưu lại màu sắc ánh sáng thực của buổi tiệc. Nhưng hình ảnh sẽ nổi hạt cùng với việc sử dụng khẩu độ rộng nhất và tốc độ màn trập chậm nhất có thể.
Sử dụng kỹ thuật đánh đèn Flash Bounce là lựa chọn linh hoạt nhất, tốt nhất của bạn trong trường hợp này, cũng rất dễ để thực hiện. Bạn có thể chụp được những khoảnh khắc mong muốn, có nhiều lựa chọn linh hoạt dãy khẩu độ và tốc độ. Bạn cũng có thể sử dụng cài đặt ISO thấp để giữ lại chất lượng hình ảnh.
Bằng cách hướng đèn flash lên trần nhà hoặc vào tường, chứ không phải là bắn trực tiếp vào đối tượng, ánh sáng đèn flash của bạn trở nên phân tán hơn, nhẹ nhàng hơn. Như vậy, hình ảnh có sử dụng đèn Flash Bounce ánh sáng trông tự nhiên hơn. Trong thực tế, nếu kỹ thuật đèn flash bounce này được thực hiện tốt, người xem ảnh đôi khi bị đánh lừa và sẽ nói rằng trong ảnh này không có Flash.
Flash trên thị trường hiện nay đều có thể đánh Flash Bounce, để nhận biết loại đèn có khả năng thực hiện kỹ thuật này là đầu đèn có thể chuyển động qua lại và nghiêng đầu các góc. Tất cả các Flash hiện đại đều có chế độ TTL (ETTL với Canon), chế độ này có khả năng đo sáng xuyên qua ống kính và nó sẽ ra lệnh cho Flash tăng hoặc giảm ánh sáng khi chủ thể đã vừa đủ sáng. Ứng dụng chế độ này vào kỹ thuật đánh Flash Bounce ta sẽ có những bức ảnh hoàn hảo.
Chúng ta cũng nên biết rằng kỹ thuật đèn flash bounce đôi khi có thể nhìn nhạt nhẽo nếu ảnh sáng quá. Chân dung cũng thiếu lấp lánh, như mắt không có ‘catchlights’ (nhỏ, phản ánh sáng của đèn flash trong mắt của người được chụp). Thêm vào đó, sử dụng tấm tản quang có trên các đèn hiện đại ngày nay cũng là một lựa chọn tốt để làm cho ánh sáng dịu dàng hơn. Tấm nhựa trắng này tạo ra một số kết quả đèn flash đánh thẳng vào đối tượng, cho ra ánh sáng trực tiếp khá tản và dịu có thêm catchlights như gương trong mắt người được chụp. Vì vậy, sử dụng hay không sử dụng còn tùy vào môi trường và gu của bạn.
Bounce Flash 4 bước cơ bản
Bước 1: Căn chỉnh thời chụp (căn chỉnh khẩu độ, tốc độ, ISO)
Máy ảnh và đèn flash có thể tự thiết lập ánh sáng cho bạn ngay cả khi bạn đang chụp bounce. Thiết lập Flash chế độ TTL. Setup máy về chế độ ưu tiên khẩu độ (A) trên máy ảnh kỹ thuật số của bạn, bây giờ bạn có một dãy các khẩu độ mà máy ảnh sẽ tự chọn tôi cam đoan rằng nó sẽ phù hợp với hầu hết các bức chân dung.
Bước 2: Tìm các bề mặt thích hợp
Kiểm tra màu sắc của trần nhà, màu trắng là lý tưởng, nhưng không trắng chúng ta cũng phải làm. Tôi đang cố gắng để có hướng ánh sáng từ trên cao xuống, vì vậy tôi hướng Flash lên trần nhà tôi tin nó sẽ cho tôi một hướng chiếu sáng tự nhiên hơn. Bạn có thể đánh đèn flash bounce ngang vào một bức tường trắng, với cách làm này ta có ánh sáng trông giống như ánh sáng từ cửa sổ.
Bước 3: Kéo thẻ flash bounce! (miếng nhựa trắng có cái lỗ hình vuông là thẻ Flash bounce)
Vũ khí bí mật để làm cho bức chân dung Flash Bounce nhìn sống động, với catchlights trong mắt chủ đề của bạn, là một thẻ nhựa màu trắng có lỗ hình vuông. Thẻ này được cắm trong, phía trên đèn flash và được kéo ra với tản quang cho ta ánh sáng có góc rộng hơn. Ta có thể đẩy lùi miếng tản quang cất vào trong nếu cảm thấy không cần tản quang.
Bước 4: Bù trừ sáng
Nhìn vào kết quả của bạn một cách cẩn thận trên mặt sau của máy ảnh kỹ thuật số, kiểm tra các biểu đồ các dấu hiệu quá sáng và thiếu sáng. Nếu đèn flash không đủ sáng, hoặc quá sáng, sử dụng các thiết bị bù phơi sáng đèn flash để tăng hoặc giảm mức độ ánh sáng.
7 lời khuyên nhỏ cho các nhiếp ảnh gia chụp Flash bounce
Mẹo 1: Sử dụng pin mới
Đèn flash bounce có nhu cầu năng lượng cao gấp bốn lần so với đèn flash trực tiếp. Sử dụng pin mới và có nhiều pin sơ-cua.
Mẹo 2: Tăng ISO của bạn
Đừng để thiết lập ISO 100. Để kéo dài tuổi thọ pin và tăng tốc độ phục hồi của đèn Flash, tăng độ nhạy cảm biến ít nhất là ISO 400.
Mẹo 3: Chụp với định dạng RAW
Với Raw ta có thể dễ dàng cân bằng màu sắc, độ tương phản và các vấn đề phổ biến với đèn flash như thừa sáng, thiếu sáng v.v…. Chụp RAW (hoặc RAW + JPEG) để có thể sửa chữa các vấn đề về sau này.
Mẹo 4: Sử dụng những gì bạn có sẵn
Không phải tất cả Flashguns có thẻ bounce để giữ cho ánh sáng phía trước và catchlights. Nhưng với một chút giấy bìa trắng và một sợi dây cao su sẽ giúp bạn làm tốt như bạn có thẻ bounce.
Mẹo 5: cố gắng giữ tờ giấy trắng đúng vị trí
Chụp bực ảnh với khung đứng như trên ta phải giữ tờ giấy trắng bounce card đúng vị trí nếu không ảnh sẽ không đạt.
Mẹo 6: Lựa chọn điểm phản quang Flash.
Hãy chắc chắn rằng trần nhà của bạn là màu trắng, hoặc gần trắng, hoặc chủ đề của bạn có màu sắc của sơn!
Mẹo 7: Tìm một góc đánh sáng khác.
Nếu trần nhà quá cao, hãy chuyển góc Flash tắt vào một bức tường trắng phía sau hoặc bên cạnh bạn.
Tổng hợp