Công trình gây nhiều ý kiến băn khoăn, trái chiều được xây dựng trên khuôn viên 4,2 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 271 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc có số vốn đầu tư 271 tỷ đồng (nằm tại khu đô thị Hà Tiên, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên) xây dựng từ năm 2012, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
Công trình đồ sộ có phần cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá xanh Ninh Vân (Ninh Bình), đây là lối vào đầu tiên của khu Văn Miếu.
Khu hồ Thiền Quang và bia tiến sĩ sắp được hoàn thiện.
Qua cổng Nghi Môn Nội, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục như nhà che bia tổng, hồ Thiền Quang, nhà bia hai bên tả - hữu, đại thành môn, gác chuông, sân hành lễ, đền thờ chính, đại bái, hậu cung...
Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu.
Phần nhà bia tương tự ở Văn Miếu Hà Nội, mỗi hàng bia gồm 9 tấm bia đá trên lưng rùa, tổng cộng có 18 tấm bia trong hai nhà nằm đối diện nhau. Trong 795 năm tồn tại của nền khoa cử nho học, Vĩnh Phúc tạo lập được truyền thống khoa bảng với 393 người đỗ đạt khoa trường trong đó có 91 vị đỗ đại khoa.
Đi thẳng vào bên trong là cổng chính và hai cổng tả, hữu. Hầu hết tất cả được làm bằng đá được vận chuyển từ Ninh Vân (Ninh Bình) tới.
Công trình sân hành lễ và khu nhà liên quan nhìn từ trên cao trông khá đồ sộ.
Những đường nét trạm trổ trên các mái nhà tả hữu trong khu sân hành lễ.
Khu gác trống giống Văn Miếu - Hà Nội.
Phía trong cùng là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Tiền đường là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.
Nơi dự kiến đặt ban thờ tại nhà tiền đường. Đại diện Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc cho biết, việc thờ Không Tử tại đây mới là dự kiến ban đầu. Quyết định cuối cùng còn phải nghiên cứu, cân nhắc. "Sở sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này", lãnh đạo Sở này nói.
Đi qua nhà tiền đường, sau đó lên vài bậc cầu thang sẽ tới nhà hậu cung.
Tiền đường nối với hậu cung bởi một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ.
Toàn bộ lối đi lại đều được sơn son thếp vàng bắt mắt.
Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thị của Vĩnh Phúc.
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn chạm trổ cầu kỳ.
Công trình Văn Miếu được lãnh đạo Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc kỳ vọng như một nơi tôn thờ truyền thống hiếu học của tỉnh, ngoài ra đây còn được coi là một công trình văn hóa trọng điểm.
Hầu hết vật liệu xây dựng tại công trình này đều là đá và gỗ, khá đắt tiền. Ngoài ra dãy tường rào còn được làm bằng đá ong, một loại gạch xa xưa có nguồn gốc từ Vĩnh Phúc (nổi tiếng cùng ngói Hương Canh). Hiện, công trình vẫn còn ngổn ngang một số hạng mục. Theo lãnh đạo sở VHTT và DL Vĩnh Phúc, đơn vị này sẽ cố hoàn thành vào năm 2016 để phục vụ người dân và du khách tham quan.
Hãy đến với YCN MEDIA chúng tôi sẽ giúp bạn làm được điều đó với thiết bị bay không người lái hiện đại với độ phân giải cao full HD hoặc 4K sẽ cung cấp cho bạn những hình ảnh, đoạn phim quảng cáo được chụp và quay từ trên cao hàng trăm mét với nhiều góc độ đẹp nhất, chất lượng tốt nhất.
Hotline 092 7102 666
Theo Zing
Bài viết: http://news.zing.vn/Van-Mieu-271-ty-o-Vinh-Phuc-nhin-tu-tren-cao-post548179.html
Nguồn Zing News
Bài viết: http://news.zing.vn/Van-Mieu-271-ty-o-Vinh-Phuc-nhin-tu-tren-cao-post548179.html
Nguồn Zing News