Một nghệ sĩ Trung Quốc vừa được ghi danh trong sách kỷ lục Guinness sau khi đã tạo ra tác phẩm nghệ thuật từ việc chạm khắc trên thân cây gỗ dài nhất thế giới. Zheng Chunhui, một nghệ nhân chạm khắc gỗ nổi tiếng, đã dành 4 năm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật dài hơn 12m và được tạo nên trên cả một thân cây gỗ
Nghệ sĩ Trung Quốc Zheng Chunhui đã dành 4 năm để hoàn thành tác phẩm điêu khắc trên thân cây gỗ này, nó được sáng tạo dựa trên việc mô phỏng một bức tranh nổi tiếng. Nó đã được ghi danh trong sách kỷ lục Gunness là tác phẩm điều khắc trên thân cây gỗ dài nhất thế giới với chiều dài đo được là hơn 12m.
Tác phẩm là bản sao hoàn hảo từ một bức hội họa Trung quốc nổi tiếng, tên là “Dọc theo bờ sông trong dịp lễ hội Qingming” tác giả của bức họa là Zhang Zeduan một nghệ sĩ thời nhà Tống.
Mặc dù bức họa này đã được nhiều lần sao chép lại trước đây, nhưng đến phiên bản của Chunhui được làm từ một phần của thân cây gỗ, nó chắc chắn là một tác phẩm ấn tượng nhất.
Sự độc đáo của tác phẩm được thể hiện qua những con thuyền, cây cầu, tòa nhà, thậm chí có hơn 550 người đã được chạm khắc tỉ mỉ. Thân gỗ này dài 12,286 meters, cao là 3, 075 meters, rộng khoảng 2,401 meters. Bức hội họa gốc được đánh giá như “Mona Lisa” của Trung Quốc, nó xuất hiện vào thời Tống.
Tác phẩm điêu khắc đã được tạo ra vô cùng độc đáo, nó có giá trị lịch sử vô cùng quan trọng . Nó cho người xem biết được về cuộc sống hàng ngày của người giàu và người nghèo trong xã hội TQ vào thời Tống.
Tác phẩm bao gồm các hình ảnh về tòa nhà, con thuyền , cây cầu, và đặc biệt là việc tạo hình hơn 550 người đã được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ. Những người này với các hoạt động khác nhau như dắt ngựa, mang vác hàng ở chợ , đi lại trong các hoạt động buôn bán thường ngày của họ trong cả một bức hình rộng hơn của xã hội Trung Quốc xưa.
Tác phẩm được tạo hình theo dạng hình cuộn dài, được phác thảo để người xem có thể theo dõi giống như việc mở và đọc một cuốn sách từ phải sang trái. Toàn bộ tác phẩm theo suốt dọc chiều dài của một nhánh sông tại một thời điểm. Nó được xem như một phần lịch sử quan trọng bởi vì nó cho ta thấy cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, cả giàu lẫn nghèo, hơn 900 năm về trước.
Trung Quốc có một truyền thống văn hóa đó là việc các nghệ sĩ đương đại Trung Quốc luôn thích vẽ lại các tác phẩm kinh điển trước đây và sáng tạo thêm các hình ảnh cuộc sống trong thời đại của mình như thời Minh, thời Thanh, nhờ đó các tác phẩm rất có giá trị lịch sử này luôn được phục dựng lại. Trong khi phiên bản Chunhi sẽ dễ nhận ra hơn với những lý do dễ thấy. Do nó không được vẽ thêm bất cứ hình ảnh nào của Trung Quốc hiện đại. Tác phẩm này đã được trao giải kỷ lục thế giới vào thứ 3 tuần trước, là một phần trong ngày kỷ lục thế giới, ngày mà cuốn sách các kỷ lục đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất.
Tác phẩm gốc đã được sao chép lại nhiều lần bởi vì Trung Quốc có một văn hóa truyền thống mà nhờ đó các nghệ sĩ đương đại Trung Quốc phục dựng lại các tác phẩm kinh điển trong đó có tạo thêm những hình ảnh của thời đại hiện nay. Tuy nhiên Chunhuin đã không thêm vào bất kỳ hình ảnh nào của Trung Quốc thời hiện đại, nhờ đó phiên bản của Chunhuin chắc chắn sẽ dễ dàng được nhận ra.
Tổng hợp