Độ phóng đại 1.0x nghe có vẻ chả ghê gớm gì cả, nhưng nên nhớ là 1.0x chỉ là trên sensor thôi. Khi ta xem lại tấm ảnh trên máy tính hoặc rửa ra ảnh thì nó sẽ còn phóng to ra nữa - và mức độ chi tiết có thể nói là có thể thấy được những thứ "mắt thường không thấy được".
Để có độ phóng đại thật sự là 1.0x, bạn sẽ cần một ống macro prime (tiêu cự cố định) thay vì một ống macro zoom. Thậm chí có những ống được thiểt kế là macro nhưng vẫn có được độ phóng đại 1.0x.
Đó có thể là điều quan trọng nhất cần biết về một ống macro. Sau đây là 9 điều khác mà bạn nên biết
1. Độ mở khẩu tối đa của lens sẽ giảm khi bạn chụp ở khoảng cách ngắn nhất, thường là 1 - 2 stop.
2. Một lens có tiêu cự tầm 85-105mm là lí tưởng cho việc chụp macro ở ngoài, bạn sẽ có một khoảng cách làm việc hợp lí với chủ thể của mình.
3. Khi dùng lens có tiêu cự 40mm hay 60mm ở khoảng cách lấy nét nhỏ nhất thì thường lens sẽ quá gần vật thể nên sẽ che bớt lượng ánh sáng đến vật thể.
4. Lens hood là một vật dụng hữu ích khi chụp ngoại cảnh, nhưng thường làm vật thể bị phủ một lớp shadow trong ảnh macro, đặc biệt khi ta dùng đèn flash
5. Có một loại Flash đặc biệt được gọi là Ring Flash (flash vòng), được gắn xung quanh ống kính. Khi dùng loại flash này trong ảnh Macro, nó sẽ cho ta một hiệu ứng khá "ảo"
6. Hệ thống chống rung của máy rất tiện lợi trong những trường hợp chụp ảnh thông thường, đặc biệt khi chụp ở khẩu độ nhỏ, nhưng nó dường như không có tác dụng trong những ảnh chụp cực cận
7. Những ống kính kết hợp với bộ lấy nét trong body vẫn dễ dùng trong ảnh macro vì ta chẳng phải lo có vật gì đứng trước chủ thể cả.
8. Nếu bạn muốn chụp ở khoảng cách gần nhất để có độ phóng đại 1.0x nhưng vẫn muốn DOF mỏng nhất, thì bạn nên chụp xa một tí rồi crop tám ảnh lại theo ý muốn.
9. Lấy nét tay là cách rất hiệu quả khi bạn muốn vùng đặc biệt nhất của vật thể thật sự sắc nét. Hãy lấy nét qua live view với độ phóng đại lớn nhất để có thể lấy nét chuẩn hơn.
Dịch Shinno.