Chụp ảnh cùng với những kỹ thuật chụp ảnh cơ bản ngày nay đã trở thành một hoạt động quen thuộc không thể thiếu, một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của con người hiện đại. Bạn có thể chụp ảnh bằng Smartphone hay hiện đại hơn là các loại máy ảnh dân dụng, bán chuyên và chuyên nghiệp, tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, đối với nhiều người mới bắt đầu cầm máy chụp ảnh, việc bấm nút chụp để ghi lại những khoảnh khắc đẹp không khó như học đàn, học hát, học khiêu vũ nhưng để có được một tấm hình đẹp thì lại là cả một hành trình dài. Trong bài viết này, Blue Eye Studio, chuyên chụp ảnh kỷ yếu giá rẻ xin gửi tới các bạn những hướng dẫn chụp ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu.
1. Đừng vội vàng học Photoshop hoặc các phần mềm chỉnh sửa ảnh khác.
Mặc dù đa phần các thợ ảnh từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều cần đế Photoshop cho đa phần các tác phẩm của mình, tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn hãy học những điều cơ bản trước nhất về nhiếp ảnh như bố cục, đường nét, tương phản, ánh sáng, góc chụp, phối màu… cho đến việc rèn luyện mắt thẩm mỹ và phát triển tư duy sáng tạo. Riêng khoảng thời gian để tìm hiểu những điều này đã ngốn kha khá rồi.
Hơn nữa, nếu bạn nóng lòng học chỉnh sửa ảnh ngay, bạn dễ dàng vấp phải một lối mòn trong quá trình chụp, nghĩa là bạn phó mặc mọi thứ cho Photoshop, bạn chỉ cầm máy ảnh lên, lấy nét rồi bấm toạch toạch là xong. Có thể thời gian đầu bạn sẽ cho ra lò những sản phẩm đẹp, hợp với mắt thẩm mỹ của người xem. Tuy nhiên, dần dần tác phẩm của bạn sẽ bị nhàm, thiếu tính sáng tạo và mới mẻ. Thậm chí, việc lạm dụng hiệu ứng sửa ảnh gây mất đi tính chân thực của tác phẩm. Do đó, nếu bạn vội vàng học Photoshop ngay, bạn sẽ bị giậm chân tại chỗ ở lĩnh vực này đó!
2. Đừng để máy móc cản trở niềm đam mê.
Đối với dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp, các kỹ thuật chụp ảnh đẹp liên quan đến máy móc rất quan trọng. Thậm chí họ sẵn sàng chi số tiền lớn hơn cả một chiếc xe tay ga để mua một thiết bị con con phục vụ việc chụp ảnh. Tuy nhiên, bạn là dân nghiệp dư. Bạn chụp ảnh vì đam mê và bạn mới chỉ bước chân vào lĩnh vực này. Do đó, hãy làm tất cả mọi thứ bạn có để thỏa mãn niềm đam mê của bạn trước đã. Nếu bạn có một trí tưởng tượng tốt, một niềm đam mê nghệ thuật đủ lớn, dù bạn chụp ảnh bằng Smartphone, bức ảnh của bạn trông cũng sẽ rất tuyệt.
Chụp ảnh là một thú vui, một niềm đam mê và giúp mang lại niềm vui. Do đó, đừng để vấn đề máy móc cản trở bạn với niềm vui đó. Thay vì việc nghĩ rằng “cái điện thoại cùi bắp này thì chụp làm sao được”, hãy dùng nó để ghi lại những khoảnh khắc mà bạn cho rằng là tuyệt vời nhất mà bạn đang chứng kiến. Vì đơn giản, có thể khoảnh khắc ấy sẽ chẳng bao giờ trở lại nữa hoặc nếu có, nó cũng sẽ khác hoàn toàn như ngay tại thời điểm mà bạn nghĩ.
3. Luôn thay đổi.
Có nhiều người cảm thấy mình chỉ có một góc chụp đẹp và rập khuôn chúng vào tất cả các bức ảnh mà mình có. Đây là điều nhàm chán nhất quả đất. Nó thể thiện sự nghèo nàn trong ý tưởng và sự nhút nhát khi khám phá những điềm mới mẻ.
Máy ảnh kỹ thuật số khác với máy ảnh phim truyền thống ở chỗ, chúng cho phép bạn thỏa thích thử nhiều góc chụp khác nhau. Việc chụp ảnh hay ở chỗ không có một điều gì là khuôn mẫu. Mọi thứ luôn có thể thay đổi để tìm được một góc nhìn phù hợp nhất tại hoàn cảnh đó. Do vậy, bạn hãy thử nhiều góc chụp khác nhau, nhiều tư thế chụp khác nhau để có bức hình như ý.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm kỹ thuật chụp ảnh ngoại cảnh để có thêm những kinh nghiệm cho mình.
4. Đừng sợ bị phê bình.
Do mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau, do đó bức ảnh của bạn có thể đẹp trong mắt người này (nhất là với ai có cảm tình với bạn) nhưng lại chưa đẹp trong mắt người khác. Bạn đừng để những lời phê bình ấy làm lung lay niềm đam mê với cái đẹp trong bạn. Ngay cả những họa sỹ, những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất vẫn luôn bị săm soi từng li từng chút. Do đó, với mỗi lời phê bình sẽ là một cơ hội bạn học hỏi thêm điều gì đó để hoàn thiện hơn nhân sinh quan của mình.
5. Hãy không ngừng học hỏi.
Ngay cả những người giỏi nhất, họ vẫn không ngừng học. Do đó, dù chỉ làm niềm đam mê, bạn hãy chủ động tìm hiểu thêm các thông tin, bài viết, cuốn sách nói về chụp ảnh. Bạn cũng có thể giao lưu với những người có chung niềm đam mê để cùng học hỏi, chia sẻ với nhau và cùng giúp nhau tiến bộ.
Tổng hợp