Trong thời đại smartphone bùng nổ như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh để chụp và chia sẻ những bức ảnh đẹp thì chỗ đứng của các nhiếp ảnh gia có vẻ đang bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể đánh đồng một nhiếp ảnh gia với những người khác, hãy cùng xem bài viết sau để nắm bắt những điều mà bạn luôn cần biết
1. Sử dụng tất da chân để tạo hiệu ứng nét mềm
Bạn không cần phải bỏ ra hàng giờ trên máy tính để tạo ra hiệu ứng nét mềm (soft focus) trong khi bạn có thể dễ dàng làm được điều đó ngay trên máy ảnh. Tất cả những gì bạn cần đó là một đôi tất da chân. Bạn có thể “hỏi xin” tất da chân của ai đó không dùng nữa hoặc tìm mua tại các cửa hàng với mức giá khá rẻ.
Sử dụng một cây kéo và cẩn thận cắt tất thành một miếng lớn gấp 2 lần chiều rộng diện tích ống kính đủ để che ống kính và cố định tất da chân vào ống kính.
Màu sắc và độ dày của tất cũng sẽ tạo ra hiệu ứng nét mềm khác nhau nhưng độ dày chính là yếu tố quan trọng. Bạn nên chọn loại tất có độ dày khoảng 15 denier (hay gọi tắt là den). Với độ dày này, ảnh chụp được sẽ có hiệu ứng nét mềm khá ấn tượng nhưng vẫn hiển thị đầy đủ các chi tiết cần thiết.
Để chụp ảnh với hiệu ứng nét mềm, bạn nên thiết lập máy ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ và thiết lập ống kính tại 18-70mm với tiêu cụ dài nhất và khẩu độ tối đa (f/4.5 tại 70mm). Bạn cũng nên sử dụng chế độ Tự động cân bằng trắng nếu sử dụng loại tất da chân có màu trung tính. Nếu sử dụng quần bó màu thì hãy sử dụng Cân bằng trắng tùy chỉnh bằng tay để máy ảnh không tự chỉnh màu.
2. Sử dụng đậu lăng để cố định và chống rung cho máy ảnh
Khi cần chụp một đối tượng ngang tầm mắt, chẳng hạn như một con sóc hay một chú chim đang nhảy dưới bãi cỏ, bạn sẽ cần đặt máy ảnh xuống và dựa vào khuỷu tay để có thể chụp được đối tượng. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi tay và cách đó cũng không đủ vững chắc để đảm bảo máy sẽ không bị rung. Cách tốt nhất và cũng đơn giản nhất trong trường hợp này là sử dụng một túi đậu lăng.
Bạn có thể sử dụng một chiếc quần jean cũ không mặc tới để may thành một chiếc túi.
Và đựng đậu lăng vào trong đó
Kết quả thu được?
Bạn sẽ có một điểm tựa vững chắc cho máy ảnh để chụp những chú sóc hay chú chim trên bãi cỏ mà không lo bị rung lắc hay out nét
3. Sử dụng Vaseline để tạo ra bức ảnh mang phong cách hoài cổ
Các ống kính máy ảnh có chất lượng thấp và lỏng lẻo trên các máy ảnh cũ sẽ cho những bức ảnh mờ ảo như trong mơ. Bạn cũng có thể tạo được hiệu ứng tương tự như vậy trên các máy ảnh hiện đại chỉ với Vaseline
Để làm được như vậy, bạn hãy bôi một ít Vaseline lên rìa ống kính
Như vậy, khi chụp ảnh, bạn sẽ có được những bức hình mờ ảo, mang phong cách cổ điển giống như trên các máy ảnh đời cũ
4. Tự làm một chiếc túi đậu sử dụng thay cho tripod
Thay vì phải bỏ ra tiền triệu để mua một chiếc tripod thì bạn có thể tự may cho mình một chiếc túi đậu để cố định máy ảnh.
Tất cả những gì bạn cần là: một cây kéo, ghim, máy may, 2 miếng vải hình tròn có đường kính 20 cm, 1 miếng vải có kích thước 20 x 61 cm, gạo hoặc đậu/đỗ, kim chỉ
Dùng kim, chỉ để khâu các miếng vải thành một chiếc túi như hình dưới đây
Sau khi hoàn tất, bạn lột mặt phải ra và đổ gạo/đậu vào, sau đó khâu kín túi lại
Và đây là thành quả.
5. Sử dụng bìa các-tông làm tấm che ống kính (lens hood)
Một tấm che ống kính sẽ giúp ngăn cản các tia sáng không mong muốn đi lạc vào ống kính gây ra hiện tượng lóe sáng (lens flare) cho bức ảnh. Có nhiều người thích hiện tượng này, cũng có nhiều người không
Hiện tượng lens flare
Nếu bạn muốn tránh hiện tượng lens flare thì khi chụp ảnh dưới ánh nắng chan hòa, hãy sử dụng lens hood. Nếu bạn không muốn bỏ tiền để mua một chiếc lens hood hoặc vì lý do nào đó mà không mang theo nó bên người thì bạn có thể tận dụng bìa các-tông hay tay áo cốc cà phê như hình dưới đây
6. Tự tạo Lightbox bằng cửa sổ và giấy trắng
Bạn có thể dùng băng dính để dán một tờ giấy không thấm dầu lên trên cửa sổ
Bạn có thể chụp những bông hoa trên cành hay cắt chúng ra và dán lên giấy như hình dưới đây
Sau đó, thiết lập máy ảnh về chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority) để kiểm soát khẩu độ. Thiết lập khẩu độ là f/8 để giữ cho hình ảnh sắc nét, ISO là 100 để có được hình ảnh chi tiết và ít nhiễu, thiết lập bù sáng Exposure Compensation ở giá trị +1 stop, chụp thử và điều chỉnh lên + 2 stop nếu cần thiết; thiết lập lấy nét về lấy nét chỉ với điểm AF trung tâm (center AF point). Nếu chụp hai hay nhiều bông hoa thì hãy lấy nét vào bông hoa to nhất.
Một điều quan trọng nữa là bạn cần sử dụng chân máy để có được hình ảnh ổn định
7. Tự tạo hiệu ứng phòng chụp
Sử dụng ống đựng snack để tạo hiệu ứng phòng chụp. Để làm được như vậy, hãy cắt bỏ phần đáy của ống đi để ánh sáng có thể đi qua
Sau đó, bạn gắn phần đầu của ống với đầu đèn flash như hình dưới đây
Hiệu ứng ánh sáng thu được như sau:
8. Tạo hiệu ứng Haze với túi đựng sandwich
Haze Effect là hiệu ứng rất phổ biến cho những tấm hình chụp outdoor, đặc biệt là chụp chân dung ngoài trời. Thay vì sử dụng phần mềm Photoshop, bạn cũng có thể sử dụng túi đựng bánh sandwich để có được hiệu ứng Haze. Cách làm rất đơn giản: chọc thủng phần đáy túi và lồng túi qua ống kính máy ảnh như hình dưới đây
Và bạn sẽ có được những bức hình tuyệt đẹp như thế này:
9. Dùng ứng dụng Trigger Trap để kích hoạt máy ảnh bằng điện thoại
Trigger Trap là ứng dụng kích hoạt máy ảnh bằng điện thoại với nhiều tính năng hấp dẫn
10. Sử dụng bìa trắng để dội sáng (bounce Flash)
Tất cả những gì bạn cần là một tấm bìa trắng có kích cỡ như một tấm danh thiếp, loại sáng bóng thì càng tốt và một cây kéo.
Tiếp theo, bạn mở đèn flash cóc trên máy ảnh (nút này thường ở mặt trước của máy, ngay gần đèn flash). Nếu không được thì bạn thiết lập máy về chế độ Auto và chụp ảnh trong bóng tối để đèn Flash sẽ tự động bật lên.
Sau đó, bạn lấy tấm bìa cứng và ghì chặt nó vào hai ngàm chốt của Flash để đánh dấu điểm cần cắt.
Sau đó, bạn lấy kéo và cắt thành hai đường dọc theo các điểm đã đánh dấu. Cắt sâu khoảng 2-3 cm.
Cuối cùng, đặt tấm bìa cứng vào hai thanh chốt của đèn flash cóc, bẻ cong bìa một góc 45 độ để hắt sáng lên trần nhà.
11. Khuếch tán flash bằng can sữa đã hết
Sử dụng ánh đèn flash có thể tạo ra ánh sáng gay gắt và khiến chủ thể kém hấp dẫn. Đối với những ai có túi tiền rủng rỉnh thì việc đầu tư một bộ khuếch tán ánh sáng đèn flash là điều rất cần thiết
Ảnh chụp với đèn flash với ánh sáng flash chưa được khuếch tán
Ảnh đã được khuếch tán
Đối với những ai không muốn bỏ ra một khoản tiền cho phụ kiện như vậy thì Van.vn sẽ mách nước cho bạn. Một chiếc can nhựa đục như hình dưới đây sẽ là cứu cánh cho bạn trong trường hợp này
Sau đó, bạn cắt lấy phần tay cầm của can nhựa như sau.
Tiếp theo, bạn cắt dọc theo phần tay cầm và kẹp nó vào đèn flash
Nếu muốn bộ khuếch tán ánh sáng tự tạo của mình trông sành điệu hơn thì bạn có thể tỉa tót một chút cho nó
12. Sử dụng lõi giấy toilet làm ống kính macro
Nhiều khi, bạn sẽ muốn chụp ảnh về các chủ thể rất nhỏ, chẳng hạn như con kiến, một giọt sương đọng trên lá. Nhưng ống kính tiêu chuẩn thông thường không hỗ trợ chúng ta lấy nét gần hơn 15-25 cm nên chúng ta không thể thực hiện điều này.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biến ống kính tiêu chuẩn thành ống kính chụp macro để bạn có thể chụp được những vật thể nhỏ bé nhất. Tất cả những gì bạn cần là: một lõi giấy vệ sinh, kéo, ống kính tiêu chuẩn.
Nhiệm vụ cần làm đó là đặt ống giấy vệ sinh vào giữa thân máy và ống kính tiêu chuẩn. Để làm được như vậy, bạn hãy cắt 4 đường đều nhau từ dưới lõi giấy lên khoảng 1 cm như hình dưới đây
Sau đó, bạn gắn ống kính với lõi giấy và gắn đầu còn lại của lõi giấy với thân máy ảnh. Trước khi làm, nhớ thổi hết bụi và vụn giấy trên lõi giấy và trên máy ảnh
Giờ đây, bạn có thể lấy nét vào một chủ thể chỉ cách ống kính vài milimet.
Xem video hướng dẫn chi tiết:
13. Tự tạo backdrop
Nếu chụp ảnh sản phẩm, bạn sẽ cần làm nổi bật sản phẩm đó lên. Khi đó, những gì bạn cần đó là backdrop. Điều thú vị là bạn có thể tự tạo backdrop cho riêng mình để sử dụng.
Tất cả những gì bạn cần đó là:
- 2 tấm vải: 1 tấm màu đen và 1 tấm màu trắng để thay đổi khi cần thiết. Bạn nên chọn loại vải không nhăn.
- 2 chiếc ốc vít
- 1 chiếc gậy dài khoảng 1m2-1m3
- Máy khoan và kim chỉ
Các bước thực hiện như sau:
Bạn gấp một cạnh ngắn hơn của miếng vải một khoảng 4 cm hoặc hơn (tùy thuộc vào đường kính của chiếc gậy)
Sau đó, khâu theo đường gấp để có thể xiên gậy qua
Đo chiều dài của cạnh vải vừa khâu, giả sử là x, sau đó cộng thêm khoảng 10 cm (x+10). Đây là khoảng cách giữa hai ốc vít.
Đánh dấu các vị trí sẽ khoan ốc vít lên tường (hai vị trí này cách nhau x+10 cm). Nhét thật chặt ốc vít vào trong các lỗ.
Xiên gậy qua bao vải vừa khâu, đặt hai đầu gậy lên hai ốc vít trên tường. Sau đó kéo phẳng vài ra và đặt đồ vật mà bạn muốn chụp ảnh lên.
14. Tự tạo bộ ổn định hình ảnh
Ống kính máy ảnh hiện nay thường được trang bị thêm tính năng ổn định hình ảnh quang học. Nhưng nếu máy ảnh của bạn không có thì sao? Đừng lo lắng quá, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm một công cụ giúp ổn định hình ảnh cho máy ảnh chỉ với những vật dụng xung quanh.
Bạn sẽ cần có những vật dụng sau:
- 1 con dao
- 1 quả bóng tennis
- 1 chiếc kìm
- 1 chiếc cờ lê
- Băng dính
- Bu-lông
- Hạt bi chì (nặng khoảng hơn 2g)
- 2 chiếc vòng đệm
Các bước tiến hành:
Tìm một vị trí trên quả bóng – nơi không có các đường may ở dưới và đánh dấu vị trí đó lại.
Dùng dao cắt dọc từ vị trí đánh dấu ở giữa quả bóng khoảng 2 cm. Sau đó, bạn nhét bi vào trong quả bóng.
Lấy bu-lông và đặt hai vòng đai lên trên, sau đó vặn đinh ốc vào như hình dưới đây.
Bạn nhét vòng đai đầu tiên vào trong quả bóng, vành đai và bu-lông còn lại thì ở ngoài quả bóng. Sau đó, siết chặt bu-lông.
Và kết quả?
15. Sử dụng hộp đựng CD để bảo vệ máy ảnh khi trời mưa
Sẽ thật thú vị nếu chụp ảnh dưới trời mưa. Nhưng cũng đừng quên bảo vệ chiếc máy ảnh quý giá với phụ kiện bảo vệ máy ảnh tự chế dưới đây nhé
Các vật dụng cần thiết:
- Compa
- Thước kẻ
- Ống kính
Các bước tiến hành:
Lật phần đáy hộp đựng CD lên và vẽ một hình tròn có đường kính bằng một nửa đường kính của len. Chẳng hạn đường kính của len là 77mm thì bạn vẽ một đường tròn có đường kính là 38.5mm.
Sử dụng dao để cắt theo đường tròn vừa vẽ.
Sau đó, bạn lấy một chiếc hộp đựng CD khác, cắt một hình tròn rộng hơn và cắt bỏ phần xung quanh của hộp, chỉ giữ lại khoảng 2,5 cm
.Tiếp theo, bạn nối cả hai hộp đựng CD đã cắt lại với nhau bằng băng dính trắng. Phần nhô ra của hộp đựng CD thứ hai sẽ đóng vai trò ngăn cản các hạt mưa rơi vào ống kính.
Sử dụng một tấm vải mưa dán xung quanh hộp đựng đĩa CD như hình dưới đây.
Và tận hưởng thành quả thôi nào:
16. Tự tạo hình bokeh
Bokeh là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh dùng để chỉ chất lượng và hình thù của những vùng ảnh mờ nhòe ngoài vùng lấy nét.
Có rất nhiều cách để tạo hiệu ứng Bokeh, có thể do kỹ thuật chụp, do ống kính, sử dụng phần mềm…
Tuy nhiên, có một cách đơn giản và ít tốn kém hơn rất nhiều mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây, đó là sử dụng các hình mẫu Bokeh tự tạo
Bạn sẽ cần một tấm giấy màu đen, bút chì, kéo, dao dọc giấy, băng dính và kéo.
Cách thực hiện:
Cắt một miếng giấy đủ dài để quấn quanh ống kính, sau đó, quấn dải giấy này quanh ống kính để tạo thành một hình trụ và dán lại bằng băng dính.
Sau đó, đặt ống giấy này vào một mảnh giấy màu đen và lấy bút chì vẽ xung quanh. Cắt hình tròn đã đánh dấu.
Sử dụng một con dao dọc giấy để cắt thành hình trái tim, ngôi sao hay đám mây ở giữa hình tròn. Sau đó, bạn dán hình tròn này vào ống trụ bằng giấy đã tạo được ở bước 1.
Và cuối cùng, thử nghiệm thôi.
Để chụp ảnh Bokeh trong trường hợp này, bạn sẽ cần một nguồn sáng nhỏ, chẳng hạn như dây đèn nhấp nháy.
Tổng hợp