10 quy tắc về các thành phần trong một bức ảnh dưới đây sẽ làm cho bức ảnh của bạn trở nên hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết.
Đây là khái niệm quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân nhiếp ảnh. Bằng việc chia khung ảnh ra thành 9 phần đều nhau bằng 2 đường ngang và 2 đường dọc. Xác định yếu tố quan trọng trong khung ảnh vào phần hoặc nơi giao nhau giữa các dòng như hình minh họa bên dưới.
Làm như vậy sẽ thêm được sự cân bằng và thích thú cho bức ảnh. Một số máy ảnh còn cung cấp tùy chọn để áp đặt quy tắc một phần ba trên màn hình LCD, làm cho nó dễ dàng sử dụng hơn.
Đặt chủ đề chính của bạn ra khỏi vị trí trung tâm, cùng với các quy tắc một phần ba, sẽ tạo ra một bức ảnh thú vị hơn. Nhưng nó cũng có thể để lại một khoảng trống trong cảnh đó và làm cho bức ảnh trở nên trống rỗng. Bạn nên cân bằng "trọng lượng" của bức ảnh bằng cách bao gồm thêm một đối tượng khác kém quan trọng hơn để lấp đầy không gian.
Khi chúng ta nhìn vào một bức ảnh, mắt chúng ta thường sẽ bị dẫn theo những con đường một cách tự nhiên. Bằng việc đặt những con đường vào hình ảnh, bạn có thể ảnh hưởng đến cách mọi người xem ảnh, kéo mọi người theo những bức ảnh, hướng vào chủ đề đó hoặc đang trên một hành trình với những con đường. Có rất nhiều loại khác nhau của đường: đường thẳng, đường chéo, đường cong, ngoằn ngoèo, xuyên tâm... có thể được dùng để tăng cường các thành phần trong bức ảnh.
Chúng ta bị vây quanh bởi rất nhiều mô hình đối xứng, cả tự nhiên và nhân tạo. Chúng có thể làm các thành phần bức ảnh rất bắt mắt, đặc biệt trong các tình huống mà chúng cũng không hề được mong đợi.
Trước khi chụp ảnh, hãy dành thời gian để suy nghĩ về góc ảnh bạn sẽ chụp. Góc nhìn của bạn sẽ tác động nhiều đến các thành phần trong bức ảnh, và kết quả là nó có thể sẽ ảnh hưởng đến thông điệp bạn muốn chuyển tải. Thay vì chỉ chụp từ ngang tầm mắt, hãy xem xét việc chụp từ trên cao, xuống mặt đất, từ phía bên, từ phía sau, từ một lối đi dài hay chụp từ khoảng cách rất gần...
Bạn đã bao giờ chụp những bức ảnh mà tưởng chừng như rất tuyệt vời, nhưng cuối cùng thì đối tượng bạn chụp lại hòa vào một bối cảnh bận rộn. Mắt người tuyệt vời ở chỗ phân biệt được các thành phần khác nhau trong một cảnh, nhưng máy ảnh có xu hướng san phẳng tiền cảnh và hậu cảnh, và điều này đã làm hỏng đi những bức ảnh đẹp. Hãy chú ý xung quanh tại thời điểm chụp, kĩ lưỡng cho từng shot ảnh để nó không làm sao lãng hay giảm bớt chủ thể của bạn.
Nhiếp ảnh là một phương tiện hai chiều, chúng ta phải chọn các thành phần một cách cẩn thận để truyền đạt cảm giác về chiều sâu đã hiện diện ở hiện trường thực tế. Bạn có thể tạo ra chiều sâu trong bức ảnh bằng cách bao gồm các đối tượng ở phía trước nền, ở giữa và ở phía sau nền. Một kĩ thuật hữu ích khác đó là chồng chéo, nơi bạn cố tình che khuất một phần với đối tượng khác. Mắt người có thể nhận ra các lớp và tự tách chúng ra, từ đó tạo ra bức ảnh có chiều sâu hơn.
Thế giới có đầy đủ các đối tượng làm cho khung hình hoàn hảo một cách tự nhiên, chẳng hạn như những cái cây, lối đi vòng cung hay những cái lỗ... Bằng cách đặt xung quanh khung ảnh các cạnh của thành phần sẽ giúp bạn cô lập chủ đề chính khỏi thế giới bên ngoài. Kết quả là một hình ảnh tập trung hơn, thu hút mắt của bạn một cách tự nhiên đến điểm chính cần quan tâm.
Thông thường bức ảnh sẽ bị "thiếu tác động" bởi vì chủ đề chính quá nhỏ và nó sẽ bị mất trong mớ hỗn độn của môi trường xung quanh. Chỉ cần cắt sát xung quanh chủ đề mà bạn muốn loại bỏ nền ồn ào, đảm bảo đối tượng sẽ được sự chú ý không phân chia của người xem.
Với sự trỗi dậy của thời đại kĩ thuật số của nhiếp ảnh, chúng ta không còn phải lo lắng về những chi phí xử lý ảnh. Kết quả là, sự thử nghiệm với các thành phần của bức ảnh trở nên hiện thực hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể chụp hàng tấn các bức ảnh và xóa đi những tấm không mong muốn mà không hề tốn thêm chi phí. Tận dụng những lợi thế này để thử nghiệm với các ý tưởng của bạn, bạn sẽ không bao giờ biết liệu một ý tưởng có thể dùng được hay không cho đến khi bạn thử nó.
Tổng hợp