Cực quang giống như những dải lụa màu khổng lồ và huyền ảo nhảy múa trong bầu khí quyển khi ta ngắm chúng từ Trạm Không gian Quốc tế.
Một phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế chụp cảnh tượng cực quang ở phía bắc Canada vào tuần trước. Cực quang xuất hiện ở vùng khí quyển gần hai địa cực của trái đất với nhiều hình dạng, màu sắc và chu kỳ khác nhau. Ảnh: REX
Những dải ánh sáng xuất hiện khi ISS bay cách mặt đất khoảng 413 km, tạo nên một cảnh tượng vô cùng kỳ thú. Ảnh: REX
Trong bầu không khí giá buốt của vùng lãnh thổ phía bắc Canada, các dải sáng lung linh là kết quả của sự tương tác giữa các hạt mang điện tích với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Ảnh: Caters News
Dải sáng xanh lá cây và hồng trên bầu trời đêm ở Canada. Cực quang hiện ra rõ nét nếu thời tiết thuận lợi. Ảnh: Caters News
Các cực quang mạnh nhất thường xuất hiện sau sự bùng phát mạnh mẽ của mặt trời. Ảnh: Caters News
Các dải sáng chuyển động liên tục khiến con người cảm thấy chúng giống như những dải lụa màu trên bầu trời đêm. Ảnh: Caters News
Màu sắc phổ biến của cực quang là xanh lá cây, xanh tím hoặc hồng. Ảnh: Caters News
Một nhiếp ảnh gia Hàn Quốc chụp hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tại ngôi làng ở Yellowknife, phía Bắc Canada. Ảnh: Caters News
Nhiếp ảnh gia dùng nhiều kỹ thuật để tạo ra những tác phẩm tuyệt đẹp. Ảnh: Caters News
Các cung và tia cực quang cao bắt đầu sáng rõ ở độ cao 100 km và kéo dài lên phía trên dọc theo từ trường trái đất. Ảnh: Caters
Tổng hợp