Gợi ý dưới đây giúp bạn chụp được ảnh hoàng hôn đẹp
Chọn đúng thời điểm – Một lần đi chụp với anh Monte, trước khi chụp tấm ảnh dưới đây, anh ấy nói rằng: "với nhiếp ảnh, đôi khi cần nhẫn nại chờ đợi khoảnh khắc vàng xuất hiện, và khi cơ hội đến thì cú bấm máy đúng lúc chính là một tác phẩm ưng ý được tác thành." Khi tôi đọc câu này của Monte, tôi hiểu rằng Monte có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc tìm góc đứng, chọn khung ảnh, chờ thời điểm ánh sáng tốt, và khoảnh khắc…
Tính toán trước trong đầu – Mặc dù có nhiều ảnh bình minh hoặc hoàng hôn tuyệt vời được chụp bột phát tưởng là không có sự chuẩn bị tính toán trước, nhưng hầu hết đều phải có sự tính toán chuẩn bị trước. Trước hết phải tìm góc đứng theo dõi được đường xuống của mặt trời, góc đó có tiền cảnh, trung cảnh hay không. Như Monte, vì cảnh trống trơn, anh đã chọn góc lấy người bạn phía trước làm tiền cảnh rất hay. Có góc đứng tốt rồi, chuẩn bị chân máy, ống kính tương ứng, chọn tiêu cự, thông số… và khi mặt trời buông xuống, bạn có khoảng 30 phút để bấm máy, nhưng sẽ chỉ có một tấm đúng thời điểm vàng.
Ảnh xuanhahepza
Tiêu cự nào phù hợp – Ống wide cho cảnh quan sâu rộng, ống tele lại cho bạn khung ảnh với ông mặt trời lớn hơn và màu sắc rực rỡ hơn.
Tiền cảnh – như đã nói, nó tạo ấn tượng cho ảnh. Có thể là một dãy núi, một cành cây, một nhánh bông lau gãy gập trước gió, một cốc cafe … cũng có thể là bến tàu trên biển, và thậm chí là một bóng người đứng châm thuốc lá.
Kiên nhẫn trước khi trời tối – Trước khi kết thúc, hoàng hôn có vài phút trở màu dạng kem pha lẫn các màu sắc khác, ánh sáng xuống rất thấp, và để ghi lại khoảnh khắc ảnh nhiều tình cảm này, bạn dùng kỹ thuật phơi sáng. Nhiều nhóm chụp ảnh chụp hoàng hôn, khi mặt trời vừa khuất là họ xếp máy. Chính lúc họ xếp máy đó là khoảnh khắc tình cảm nhất của hoàng hôn – người ta gọi đó là giây phút bịn rịn của ban ngày.
Ảnh Peter Bowers
Linh động Whitebalace – Nhiều tác phẩm hừng đông hoặc hoàng hôn đẹp được chụp với chế độ WB Cloudy (mây) hoặc WB Shade (bóng râm). Khi để WB A (auto) có nguy cơ ảnh mất đi một số dãi màu ấm áp của hai "giờ vàng". Cũng có thể chụp ở chế độ K để thử tông màu lạnh, ủ rũ, buồn cho một chiều hoàng hôn cô tịch…
Ảnh tuan_lionsg Film Fuji
Sử dụng Bracketing – Bạn cũng có thể sử dụng chức năng Bracketing của máy, hoặc chụp tay. Chẳng hạn đúng sáng là: S1/60 F/11 thì bạn sẽ bấm 3 ảnh: S1/60 F/5.6 – S1/60 F/8 – S1/60 F/11. Ba tấm phơi sáng khác nhau sẽ có độ sáng và màu sắc khác nhau. Bạn chồng 3 tấm lại thành 1 bằng phần mềm sẽ có một tác phẩm đẹp.
Ghép các tấm ảnh bằng Photoshop, hoặc phần mềm Photomatix, sử dụng tính năng Tone Mapping. Đây là phần mềm chuyên ghép ảnh xử lý HDR. Bạn có thể phần mềm này trên google.
Bracketing mang lại rất nhiều lợi ích trong thời đại máy ảnh số. Ví dụ, khi chụp ảnh một khu vực đồi núi, bạn sẽ thấy có ba vùng sáng khác nhau rất khó cân bằng, như ánh sáng vùng trời, ánh sáng những ngọn núi, và ánh sáng cỏ dưới chân núi. Với điều kiện như vậy, để có bức ảnh có ánh sáng đẹp thì bạn phải nghĩ ngay đến Bracketing.
Nếu đã biết về trị số phơi sáng (hay trị số thời chụp), hẳn bạn cũng biết rằng để thay đổi trị số này, ta cần thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập, hay ISO. Vấn đề của Bracketing là bạn không thể chụp liên tục ba bức ảnh giống nhau mà không có chân máy, hay đối tượng trong ảnh luôn di chuyển. Do đó, bạn cần một giải pháp khác tối ưu hơn: Automatic Exposure Bracketing
Automatic Exposure Bracketing chính là chức năng tự động chụp nhiều bức ảnh có các mức phơi sáng khác nhau, viết tắt là AEB. Sử dụng chức năng này, thường bạn sẽ nhận được một tấm ảnh dư sáng, một tấm ảnh đủ sáng, và một tấm ảnh thiếu sáng.
Mỗi máy ảnh số có cách cài đặt giá trị AEB khác nhau: một số dòng máy Nikon có thể thiết lập ngay với các nút nhấn trên máy, trong khi với Canon thì bạn phải thiết lập trong menu. Với các máy ảnh khác, bạn có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo máy ảnh của mình.
Kinh nghiệm chụp cảnh hoàng hôn cho teen
Dân nhiếp ảnh luôn nói về cách tạo ra những tác phẩm hoàn hảo. Theo đó, có hai nguyên tắc bạn cần luôn tuân thủ: mang theo máy ảnh theo khắp mọi nơi và chuẩn bị tinh thần chờ đợi cho tấm hình ưng ý nhất.
Khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp có thể xuất hiện tại bất cứ nơi đâu, nhưng chúng thường dễ tìm kiếm hơn ở vùng biển hay các dãy núi.
Xem dự báo thời tiết
Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị cho việc ghi lại khung cảnh hoàng hôn. Thực sự, hầu hết những tác phẩm hùng vĩ đều được thực hiện trong thời tiết xấu hoặc khi “sự giận dữ của thiên nhiên” đã ngừng lại đôi chút vào cuối ngày.
Nếu mây đen bao phủ dày đặc trên bầu trời và không có hy vọng gì vào những tia sáng sắp ló dạng, bạn có thể chọn cho mình một thời điểm khác.
Nhưng nếu có cơ hội để ánh sáng mặt trời xuất hiện, khả năng cho bạn thu được những bức ảnh để đời thường rất lớn. Vậy nên hãy chú ý xem dự báo thời tiết nhé!
Chú ý các chi tiết
Hãy nhớ, sự thành công được thể hiện qua từng chi tiết, nên hãy chắc chắn về những gì bạn muốn đưa vào bức ảnh. Nếu có thể, bạn cần chuẩn bị thêm cho máy ảnh giá đỡ 3 chân hoặc món phụ kiện tương tự. Nhờ thế, độ ổn định trong khoảnh khắc đáng chờ đợi nhất càng được củng cố thêm.
Ngoài ra, thời điểm cũng nằm trong số những yếu tố quan trọng nhất của ảnh thiên nhiên. Bạn hãy luôn chắc chắn về khoảnh khắc ghi hình mong muốn nhất nhé!
Nhiếp ảnh là nghệ thuật
Dĩ nhiên, nếu có ý định trở thành nhiếp ảnh gia, bạn cần phải tâm niệm rằng nhiếp ảnh chính là nghệ thuật. Và nghệ thuật thì không nửa vời, nên hãy chắc chắn:
Nắm vững theo quy tắc 1/3, chia khung ảnh thành 9 ô bằng nhau và căn cho những chi tiết chính không nằm chính giữa. Điểm nhấn nên nằm dọc theo đường kẻ hai bên của ô này.
Duy trì những khoảng tối và màu sắc tương phản nhằm tăng cường hiệu ứng cho tác phẩm.
Tìm kiếm những “chiếc bóng” có thể đưa vào tấm hình. Điều đó sẽ khiến thành quả cuối cùng trông ấn tượng hơn nữa nhé.
Sử dụng cảnh vật xung quanh như trọng tâm của bức ảnh. Ví dụ như các đám mây với hình thù kỳ lạ, dãy núi cao, cây cối hoặc đại dương chẳng hạn… Chắc chắn, chúng sẽ không làm bạn phải thất vọng đâu.
Hãy chụp thật nhiều
Bạn hãy cố gắng bấm máy số lượng ảnh gấp nhiều lần so với mức cần thiết. Sau khi đã chụp xong bức hình đầu tiên, đừng dừng lại mà cần tiếp tục cho đến khi mặt trời khuất hẳn. Thêm nữa, bạn cũng có thể chụp với nhiều độ phơi sáng khác nhau.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm đơn giản nhất, giúp bạn tiếp cận với thể loại chụp ảnh hoàng hôn. Tất nhiên rồi, bạn cần phải thực hành thật nhiều và biết đâu kiệt tác sẽ xuất hiện bất thình lình đấy.
Khép khẩu và chụp tạo bóng đen sẽ giúp các đối tượng trong ảnh hoàng hôn có một bố cục hài hòa và hợp lý hơn.
Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời, tạo nên tông ấm dễ chịu. Ảnh: Ephotozine.
Điều đầu tiên là hãy chuẩn bị một chân máy sao cho ảnh không bị rung dù tốc độ chậm. Nếu có thể, nên mang theo cả kính lọc phân cực nhằm làm giảm một số ánh sáng phản xạ. Nếu có nhiều ống kính cũng tốt, còn nếu không chỉ cần một ống thông thường là đủ.
Trước khi chuẩn bị chụp cảnh hoàng hôn, hãy nghiên cứu kỹ khung cảnh bạn định sẽ đặt máy để có thể có được cả tiền cảnh và hậu cảnh hợp lý, hòa quện với ánh nắng chiều sắp tắt một cách hài hòa nhất thay vì chỉ mỗi đối tượng là mặt trời.
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đến thời điểm mặt trời bắt đầu lặn, phải nhanh chóng chụp liên tục, bởi trời sẽ tối rất nhanh. Nếu trời trong và không mây, toàn bộ màu của không gian sẽ nhuốm màu của mặt trời tạo nên tông ấm rất dễ chịu. Nhưng kể cả khi trời nhiều mây, sương mù hay thậm chí cả khói, nếu khéo xử lý, các mảng màu và ánh sáng tán xạ khác nhau, thậm chí có thể có cơ hội được một bức ảnh còn ấn tượng hơn. Nhớ lúc này hãy khép khẩu và đừng lấy cân bằng trắng ở chế độ tự động. Nếu không quen chỉnh tay, bạn cũng nên đưa nó về chế độ cân bằng trắng nhiều mây (có hình đám mây).
Nếu mặt trời là đối tượng chính, nên căn khung sao cho nó hơi lệch về một phía nào đó, ảnh trông sẽ hợp mắt hơn. Nếu có các đối tượng khác thì kỹ thuật chụp silhouettes (chỉ lấy bóng đen) đối với người (nếu có) hoặc vật khác đều sẽ khiến cho các đối tượng này trở nên ăn khớp hơn với cảnh mặt trời lặn.
Tổng hợp