Thế giới ghi nhận nhiều trường hợp biển, hồ tự tách làm đôi cũng như các dòng nước hợp nhất khiến nhiều người phải há hốc mồm kinh ngạc.
Mặt băng trước khi bị nứt. (Ảnh: Internet)
Và sau khi bị nứt mạnh. (Ảnh: Internet)
Ở nước Nga có một hồ nước ngọt nổi tiếng, đó là hồ Baikal. Không chỉ là hồ hình thành lâu nhất còn tồn tại đến ngày nay (25 triệu năm), Baikal còn là nơi sâu nhất (745m) và sở hữu lượng nước ngọt lớn nhất thế giới (20%), đủ cung cấp cho người dân trên toàn Trái đất.
(Ảnh: Internet)
Đặc biệt, vào mùa đông, nước trên hồ đóng băng một lớp khá dày và chúng ta có thể đi lại. Nhưng cũng chính vì điều này, hồ Baikal xuất hiện một hiện tượng kì lạ, đó là mặt hồ tự tách đôi.
(Ảnh: Internet)
Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ không khí cũng như các luồng nước phía dưới mặt băng.
Mặt biển trước... (Ảnh: Internet)
...và sau khi tách đôi. (Ảnh: Internet)
Tại Hàn Quốc, chúng ta cũng có thể chiêm ngưỡng hiện tượng biển tự tách đôi ở hai nơi khác nhau. Đầu tiên là hòn đảo xinh đẹp Jindo.
(Ảnh: Internet)
Trong khoảng tháng 3 đến tháng 6 và chu kì 2 – 3 năm/lần, ở hòn đảo này xuất hiện một con đường trồi lên dài 2,8km và rộng 40m nối đảo Modo và Jindo. Dù hiện tượng chỉ xảy ra trong vài giờ (thường từ 5g30 - 7g) nhưng cứ đến thời điểm này, mọi người trên thế giới lại kéo đến chiêm ngưỡng.
(Ảnh: Internet)
Được biết, hiện tượng này được phát hiện từ 1975 nhưng đến nay vẫn chưa có những giải thích thỏa đáng từ phía các nhà khoa học.
Muchangpo khi chưa xuất hiện con đường dưới đáy biển... (Ảnh: Internet)
... và sau khi nó lộ ra. (Ảnh: Internet)
Tiếp theo, chúng ta đến với đảo Muchangpo. Vào tháng 3 – 4 hàng năm, mặt nước nơi đây cũng tách ra, để lộ con đường đầy rong rêu và cả… hải sản. Khoảng thời gian này, mọi người có thể khám phá hệ sinh thái biển.
(Ảnh: Internet)
Tất nhiên, nơi đây luôn thu hút khách du lịch đến tham quan. Nhưng cũng như đảo Jindo, khoa học vẫn chưa đưa ra bằng chứng thuyết phục nhất để giải thích hiện tượng này.
Biển tự tách đôi tại Hồng Kông
(Ảnh: Internet)
Vào tháng 7 vừa qua, tại Hồng Kông cũng đã xuất hiện cảnh biển tách đôi kì lạ. Không giống với các hiện tượng trên, nó xảy ra vào một lần duy nhất.
Theo video ghi lại bởi các ngư dân cho thấy, mặt nước đang khá yên bình thì bỗng nhiên tách làm đôi. Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này là kết quả của một vụ đứt gãy tầng địa chất khá hiếm gặp nằm sâu dưới đáy biển.
Hai dòng biển hợp-nhưng-không-hòa tại Đan Mạch
(Ảnh: Internet)
Đây là một hiện tượng lạ tại khu nghỉ mát Skagan, Đan Mạch, khi các dòng nước của biển Baltic và biển Bắc gặp nhau nhưng không thể hòa hợp.
(Ảnh: Internet)
Theo giải thích từ các nhà khoa học, hai dòng nước biển này gặp nhau một cách tự nhiên, do các luồng thủy triều đối lập cùng mật độ nước không giống nhau.
Thác đổi hướng chảy tại Úc
(Ảnh: Internet)
Tại nước Úc, có một thác nước nổi tiếng tên Horizontal, nằm tại vịnh Talbot thuộc vùng Kimberley và là kì quan vô cùng độc đáo. Nó thực chất được hình thành sau khi nước biển buộc phải chảy qua các khe núi hẹp của McLarty – dãy có hai hẻm núi chạy song song cách nhau khoảng 300m.
(Ảnh: Internet
Điểm đặc biệt của Horizontal chính là nó sẽ chảy hai hướng ngược nhau vô cùng thú vị khi thủy triều lên và xuống.
Tổng hợp