Nghệ thuật chụp ảnh thể thao nhấn mạnh đến yếu tố chuyển động của các đối tượng tham gia. Hầu hết các bức ảnh thể thao đều thể hiện được tính chuyển động trong một lần chụp, cho dù chuyển động đó rất nhỏ, rất chậm. Xin giới thiệu đến các bạn một số bí quyết chụp ảnh chuyển động.
1.Giảm tốc độ cửa trập
Sở dĩ có thể làm mờ chuyển động là do cửa trập của máy được mở đủ lâu để bộ cảm biến của máy “nhìn” thấy chuyển động của đối tượng chụp.
Vì thế, lưu ý đầu tiên để chụp chuyển động là phải để tốc độ cửa trập lâu hơn.
Nếu tốc độ cửa trập trong máy ảnh của bạn nhanh (ví dụ 1/4000 giây) thì cảm biến sẽ không nhìn thấy hoặc thấy rất ít chuyển động (trừ phi là đối tượng đang di chuyển với một tốc độ cực nhanh). Trong khi đó, nếu bạn chọn thời gian đóng máy lâu hơn (ví dụ 5 giây) thì đối tượng chụp không cần phải di chuyển quá nhanh để có thể tạo ra mờ nhòe.
Tất nhiên tốc độ của đối tượng sẽ có ảnh hưởng: Chuyển động của một con ốc sên đang bò rõ ràng sẽ khác với chuyển động của chiếc xe công thức 1 khi được chụp cùng một tốc độ cửa trập.
Một yếu tố nữa quyết định tốc độ cửa trập là bao nhiêu ánh sáng trong khung hình. Tốc độ cửa trập lâu sẽ cho phép nhiều ánh sáng vào máy hơn đồng thời làm tăng nguy cơ bức ảnh bị cháy sáng. Khi đó bạn cần biết một vài cách để hạn chế ánh sáng vào máy và cho phép bạn chỉnh tốc độ cửa trập lâu hơn.
Vậy thì nên để tốc độ cửa trập như thế nào để có thể cho ra chuyển động mờ nhòe trong bức ảnh? Không có “câu trả lời” nào cho câu hỏi này, bởi vì rõ ràng điều này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ di chuyển của đối tượng chụp, vào độ nhòe mà bạn muốn cũng như đối tượng chụp được chiếu sáng nhiều hay ít. Chìa khóa chính là thử nghiệm (đây là ưu điểm của máy kỹ thuật số, bạn tha hồ chụp mà chẳng mất gì).
2. Giữ vững máy
Có hai cách để tạo cảm giác di chuyển trong bức ảnh – để đối tượng chuyển động hoặc để máy ảnh chuyển động (hoặc cả 2). Phần lớn trường hợp là vật chuyển động.
Để chụp kiểu này bạn phải tìm mọi cách để máy ảnh đứng yên tuyệt đối. Nhìn qua khung hình bạn sẽ cảm tưởng như tất cả đang chuyển động do hiệu ứng của việc sử dụng tốc độ cửa trập lâu hơn. Chân máy ảnh (tripod) hay bất cứ vật gì đứng yên, chắc chắn máy ảnh phải tuyệt đối đứng yên.
3. Chế độ ưu tiên cửa trập
Khi chụp ảnh lấy chuyển động làm điểm nhấn, một trong những cài đặt quan trọng nhất là tốc độ cửa trập. Chỉ thay đổi thông số này một chút thôi cũng có ảnh hưởng lớn đến bức ảnh của bạn – vì vậy bạn cần phải hoàn toàn làm chủ được chế độ này.
Điều đó có nghĩa là để máy hoàn toàn ở chế độ cài đặt tay hay là chế độ ưu tiên cửa trập. Chế độ ưu tiên cửa trập cho phép bạn cài đặt tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự chọn những chế độ khác (ví dụ như Độ mở ống kính) để bức ảnh có phơi sáng phù hợp. Chế độ này rất dễ sử dụng vì nó đảm bảo hiệu ứng của chuyển động cũng như sự phơi sáng trong mỗi bức ảnh.
Một lựa chọn khác khi sử dụng Chế độ chỉnh tay là để cân bằng Độ mở ống kính/tốc độ cửa trập nếu bạn cảm thấy tự tin.
Giải pháp bù phơi sáng với cửa trập mở đóng lâu (tốc độ cửa trập chậm) khi có quá nhiều ánh sáng.
Như đã đề cập phần trên, thời gian phơi sáng càng lâu (cửa trập mở đóng lâu) thì ánh sáng vào máy càng nhiều. Trừ khi bạn nghĩ cách nào đó để hạn chế ánh sáng, nếu không hình ảnh sẽ bị cháy sáng.
Dưới đây là 3 phương pháp để bù phơi sáng:
1. Khẩu độ nhỏ
Bạn giảm lượng ánh sáng vào máy để bù phơi sáng cho cửa trập mở đóng lâu như thế nào? Đó chính là việc thay đổi kích cỡ lỗ mở hình tròn cho phép ánh sáng đi vào. Đây còn gọi là điều chỉnh khẩu độ của máy.
Nếu bạn chụp với chế độ ưu tiêu của cửa trập, máy sẽ tự động bù phơi sáng cho bạn, nhưng nếu bạn chụp ở chế độ cài đặt tay, bạn cần giảm khẩu độ theo một tỷ lệ tương ứng khi gia tăng tốc độ cửa trập.
May mắn là công việc thiết lập chế độ chụp không khó bởi vì tốc độ cửa trập và khẩu độ được thiết lập theo trị số. Khi bạn giảm tốc độ cửa trập một trị số thì điều đó có nghĩa là bạn gia tăng thời gian cửa trập mở lâu lên gấp đôi (chẳng hạn tư 1/250 – 1/125).
Tương tự với khẩu độ, khi bạn giảm khẩu độ một trị số thì bạn sẽ làm tăng gấp đôi tốc độ cửa trập. Điều này có lợi bởi vì khi điều chỉnh một trị số của cái này thì cần điều chỉnh một trị số của cái kia sẽ đảm bảo không ảnh hưỡng đến độ phơi sáng.
2. Giảm độ phơi sáng
Cách khác để bù phơi sáng với cửa trập mở đóng lâu là điều chỉnh thông số độ phơi sáng trong máy. Độ phơi sáng ảnh hưởng đến độ nhạy của bộ cảm biến trong máy. Khi thiết lập độ phơi sáng cao, bộ cảm biến sẽ nhạy hơn với ánh sáng và ngược lại. Khi chọn thiết lập độ nhạy sáng thấp, bạn vẫn có thể chọn thiết lập tốc độ cửa trập chậm hơn.
3. Thử dùng kính lọc ND
Những loại kính lọc này sẽ giúp giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính vào máy, mà điều này tạo điều kiện để bạn thiết lập tốc độ cửa trập chậm hơn
Đây cũng giống như việc đặt kính râm trước máy chụp ảnh (một số người sử dụng cách này khi không mang theo kính lọc ND)
Chẳng hạn, nếu bạn muốn chụp cảnh ở nơi quá chói nhưng vẫn muốn tốc độ cửa trập thiết lập khoảng một vài giây, bạn sẽ tạo ra những bức ảnh cháy sáng. Kính lọc ND rất hữu ích trong việc làm giảm tốc độ cửa trập xuống mức hợp lý để tạo nên sự cân bằng về ánh sáng cho bức ảnh.
Nhờ sử dụng kính lọc ND mà bức ảnh có nhiều hiệu ứng nhòe chuyển động khi chụp ban ngày.
Một loại kính lọc khác cũng có tác dụng tương tự là kính lọc phân cự. Nên nhớ kính lọc phân cự không những giúp giảm lược ánh sáng vào máy mà chọn ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh ở một số khía cạnh (chẳng hạn như giảm mức độ phản xạ hoặc thậm chí làm thay đổi màu của nền trời – đây có thể là hoặc có thể không phải là những tính năng bạn tìm).
Thêm hai kỹ thuật để bạn thử khi chụp ảnh chuyển động – một là sử dụng đồng bộ chậm đèn Flash (Slow Sync Flash). Kỹ thuật này kết hợp thời gian đóng máy dài cùng với sử dụng đèn flash, một số phần trong bức ảnh vẫn đứng yên trong khi những phần khác lại mờ nhòe. Phương pháp thứ hai cũng đáng để thử là kỹ thuật lia máy – dịch chuyển máy ảnh của bạn cùng với đối tượng chụp, bạn sẽ làm nổi bật đối tượng chụp như nền phía sau lại mờ nhòe.
Tổng hợp